Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
Câu 1 trang 48 SBT Lịch Sử 11: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
A. kiểm tra, giám sát bộ máy hành chính trên toàn quốc.
B. đào tạo đội ngũ trí thức, nhân tài bổ sung ra làm quan.
C. giám sát lực lượng quân đội, đảm bảo an ninh quốc gia.
D. đảm bảo tất cả hoạt động của nhà nước được an toàn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. tạo điều kiện củng cố các “hương ước” và “lệ làng”.
B. hạn chế sự tham nhũng và lộng hành của quan lại.
C. khích lệ người dân tích cực thi cử và ra làm quan.
D. giám sát lực lượng quân đội, đảm bảo an ninh quốc gia.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
3 trang 48 SBT Lịch Sử 11: Nhà Nguyễn thành lập Quốc sử quán nhằm mục tiêu
A. phát triển văn hoá, giáo dục.
B. đào tạo trí thức, quan lại.
C. thu thập và biên soạn sách sử.
D. đào tạo bộ máy quan liêu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Nâng cao năng lực hệ thống quan chức ở trung ương.
B. Thống nhất đất nước, xác lập chủ quyền lãnh thổ.
C. Thiết lập nên nhà nước quân chủ phong kiến tập quyền.
D. Hạn chế tối đa quyền tự trị của làng xã, địa phương.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. xây dựng đội ngũ công chức có năng lực, thanh liêm, mẫn cán.
B. xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu của đất nước.
C. xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, đáp ứng yêu cầu dân tộc.
D. cải cách phải có nội dung toàn diện trên các mặt của đời sống xã hội.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Để hạn chế những hiện tượng tiêu cực trong tổ chức ………………..vua Minh Mạng đã xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát “Trên dưới ………………..trong ngoài ………..... lẫn nhau” thực hiện ở tất cả các cấp hành chính. Giữa”………………. và Lục tự luôn có sự phối hợp, kiểm tra và giám sát lẫn nhau. Lục tự giúp vua thừa hành các trách nhiệm do …………………trao cho về các vấn đề văn hoá, giáo dục, thi cử, luật pháp, tế tự. Bên cạnh ……………..... chuyên trách việc luật lệnh, xét xử hình phạt, án tù còn có Tam pháp ty hỗ trợ nhận đơn khiếu nại của những người bị quan triều đình xử oan ức ……………giám sát, kiềm chế hoạt động của các cơ quan hành chính trong các lĩnh vực. ……………………….là cơ quan tham mưu cao nhất của nhà vua nhưng lại không tách rời các cơ quan chức năng khác.
Lời giải:
Để hạn chế những hiện tượng tiêu cực trong tổ chức hành chính nhà nước vua Minh Mạng đã xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát “Trên dưới hiệp đồng trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” thực hiện ở tất cả các cấp hành chính. Giữa Lục bộ và Lục tự luôn có sự phối hợp, kiểm tra và giám sát lẫn nhau. Lục tự giúp vua thừa hành các trách nhiệm do pháp luật trao cho về các vấn đề văn hoá, giáo dục, thi cử, luật pháp, tế tự. Bên cạnh bộ Hình chuyên trách việc luật lệnh, xét xử hình phạt, án tù còn có Tam pháp ty hỗ trợ nhận đơn khiếu nại của những người bị quan triều đình xử oan ức. Đô sát viện giám sát, kiềm chế hoạt động của các cơ quan hành chính trong các lĩnh vực. Cơ mật viện là cơ quan tham mưu cao nhất của nhà vua nhưng lại không tách rời các cơ quan chức năng khác.
CHÍNH TRỊ |
HÀNH CHÍNH |
- Vua đứng đầu…………………..…………, quản lí mọi hoạt động. - Từ năm 1820, kiện toàn các ……………….. - Các cơ quan chuyên trách đứng đầu là ……………….. - Công tác………………. được đặc biệt coi trọng, ban nhiều lệnh, dụ quy định về chế độ hồi tị để ngăn chặn tình trạng quan lại ………………... ở địa phương |
- Cả nước chia làm …………… và một phủ………………. Hệ thống hành chính phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm: tỉnh, phủ, huyện hoặc châu, tổng, xã. Cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là ………………….và……………….. - Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản, gồm hai ty là………………… Và………………………….. - Các phủ, huyện, châu, tổng xã vẫn giữ như cũ. |
Lời giải:
CHÍNH TRỊ |
HÀNH CHÍNH |
- Vua đứng đầu đất nước, quản lí mọi hoạt động. - Từ năm 1820, kiện toàn các cơ quan văn phòng - Các cơ quan chuyên trách đứng đầu là Lục bộ - Công tác thanh tra, giám sát được đặc biệt coi trọng, ban nhiều lệnh, dụ quy định về chế độ hồi tị để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè phái ở địa phương |
- Cả nước chia làm 30 tỉnh và một phủ Thừa thiên - Hệ thống hành chính phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm: tỉnh, phủ, huyện hoặc châu, tổng, xã. Cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là Bố chính sứ ty và Án sát sứ ty - Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản, gồm hai ty là Bố chính sứ ty và Án sát sứ ty - Các phủ, huyện, châu, tổng xã vẫn giữ như cũ. |
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - D |
2 - A |
3 - B |
4 - C |
Lời giải:
- Một trong những điểm khác biệt trong cải cách của vua Minh Mạn so với cải cách của vua Lê Thánh Tông là:
+ Chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên
+ Hệ thống hành chính phân cấp từ trên xuống (thống nhất trong cả nước)” tỉnh => phủ => huyện/ châu => tổng => xã
- Ý nghĩa:
+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước;
+ Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ;
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ
Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX
I. Bối cảnh lịch sử
- Dưới thời vua Gia Long, bộ máy nhà nước phong kiến đã được kiện toàn một bước nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu tính thống nhất.
+ Cơ cấu hành chính phân chia nhiều tầng quản lí, có nguy cơ xuất hiện tình trạng lạm quyền của quan lại địa phương.
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân và các dân tộc ít người.
=> Vấn đề cấp bách đặt ra với triều Nguyễn: Kiện toàn bộ máy chính quyền, thực hiện nhất thể hoá các đơn vị hành chính trong cả nước, tạo thuận lợi cho khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh.
- Trong 21 năm cầm quyền (1820 - 1841), vua Minh Mạng đã từng bước giải quyết triệt để những yêu cầu khách quan đó.
Chân dung vua Minh Mạng
II. Nội dung cuộc cải cách
1. Về chính trị và hành chính
- Đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam.
- Củng cố địa vị của Nho giáo làm chỗ dựa cho vương quyền.
- Ở cấp trung ương:
+ Nhà vua là người đứng đầu thiết chế quân chủ tập quyền, trực tiếp điều hành bộ máy và mọi hoạt động quản lí đất nước.
+ Kiện toàn các cơ quan văn phòng trực tiếp giúp việc cho nhà vua (Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện).
+ Các cơ quan chuyên trách đứng đầu là lục bộ, được quy định chặt chẽ, rõ ràng về cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ. Thượng thư lục bộ hợp cùng trưởng quan của Đô sát viện, Đại lý tự và Thông chính sứ ty hợp thành Cửu khanh của triều đình.
+ Nhiều cơ quan phụ trách công việc chuyên môn khác, gọi chung là các nha (chư nha) được lập thêm, gồm: phủ, tự, viện, giám, ty, cục.
+ Công tác kiểm tra, giám sát được đặc biệt coi trọng. Chế độ Kinh lược đại sứ được lập ra để thay mặt vua thanh tra các địa phương có tình trạng bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội.
- Ở địa phương:
+ Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng triển khai cải cách hành chính địa phương quy mô lớn trên cả nước. Theo đó, Bắc thành và Gia Định thành bị bãi bỏ, đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Cả nước được chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên (Kinh sư).
+ Hệ thống hành chính phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm: tỉnh, phủ, huyện/châu, tổng, xã. Cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là Bố chánh sứ ty (phụ trách đinh, điền, hộ tịch) và Án sát sứ ty (coi về hình án).
+ Ở khu vực miền núi, các vùng dân tộc ít người: nhà Nguyễn thiết lập cấp tổng, xóa bỏ chế độ thổ quan. Lựa chọn những thổ hào thanh liêm ở địa phương, tài năng, cần cán được dân tin phục làm Thổ tri các châu, huyện và đặt thêm quan lại người Việt (lưu quan) để quản lí.
- Bộ máy quan lại:
+ Tuyển chọn quan lại thông qua khoa cử; trọng dụng những người có năng lực và phẩm chất tốt.
+ Ban nhiều lệnh, dụ quy định về chế độ “hồi tỵ” để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè phái ở địa phương.
2. Về kinh tế
- Năm 1836, vua Minh Mạng cho triển khai đo đạc lại ruộng đất ở Nam Bộ, lập sổ địa bạ để quản lí. Khôi phục chế độ ruộng đất công để nông dân làng xã có ruộng cày cấy.
- Quy định lại chính sách thuế đối với thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán nhằm kiểm soát hoạt động thương mại và an ninh.
3. Về quốc phòng, an ninh
- Quân đội được tổ chức theo phương châm “tinh nhuệ, học hỏi mô hình tổ chức và phiên chế của phương Tây.
- Coi trọng phát triển lực lượng thuỷ quân và tăng cường các hoạt động xây dựng pháo đài, tuần soát trên biển.
4. Về văn hoá - giáo dục
- Độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật giáo và cấm đoán Thiên Chúa giáo.
- Năm 1820, vua Minh Mạng cho lập Quốc sử quán làm nhiệm vụ thu thập và biên soạn sách sử.
- Về giáo dục khoa cử, năm 1822, vua Minh Mạng cho mở lại các kì thi Hội, thi Đình, khuyến khích hoạt động giáo dục Nho học nhằm tạo ra đội ngũ trí thức thực học giúp việc cho triều đình.
III. Kết quả và ý nghĩa
- Kết quả:
+ Tăng cường tính thống nhất của quốc gia.
+ Chế độ trung ương tập quyền chuyên chế và quyền lực của hoàng đế được củng cố, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả.
- Ý nghĩa:
+ Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực hành chính.
+ Những thành tựu của cuộc cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng đã tác động tích cực nhất định đến sự ổn định tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh của Đại Nam.
+ Một số giá trị trong xây dựng mô hình, cơ chế vận hành bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương và về xây dựng đội ngũ quan lại thanh liêm, cần cán của vua Minh Mạng để lại bài học kinh nghiệm hữu ích cho cải cách hành chính Việt Nam hiện nay.