Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa “chữ tôi” và “chữ ta” trong cách diễn giải của Hoài Thanh

296

Với giải Câu 1 trang 16 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận

Bài tập 5 trang 16 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Một thời đại trong thi ca trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 86), đoạn từ “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa” đến “nó đến một mình” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa “chữ tôi” và “chữ ta” trong cách diễn giải của Hoài Thanh?

Trả lời:

- Về nghĩa của từ: “chữ tôi” và “chữ ta” đều là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, nhưng “tôi” chỉ số ít, “ta” chỉ số nhiều.

- Hoài Thanh đã dùng biện pháp tu từ để hình tượng hoá những khái niệm trừu tượng. “Chữ tôi” là ý thức cá nhân, “chữ ta” là ý thức cộng đồng (Hoài Thanh dùng từ “đoàn thể”). Hai vấn đề này song song tồn tại và có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người.

Đánh giá

0

0 đánh giá