Bài diễn văn Tôi có một ước mơ có sức lay động lớn đối với người nghe, người đọc

198

Với giải Câu 4 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận

Bài tập 2 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Tôi có một ước mơ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 79 – 83) và trả lời các câu hỏi:

Câu 4 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài diễn văn Tôi có một ước mơ có sức lay động lớn đối với người nghe, người đọc. Yếu tố nổi bật nào trong cách biểu đạt niềm tin và ước mơ của tác giả làm nên sức lay động ấy?

Trả lời:

Yếu tố nổi bật trong cách biểu đạt niềm tin và ước mơ của tác giả làm nên sức lay động:

- Giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết nhưng luận điểm đanh thép, hào hùng với những dẫn chứng vô cùng thuyết phục.

- BPTT:

+ Điệp ngữ, lặp cấu trúc câu: “Một trăm năm sau”; “Đây là”; “Chúng ta”; “Có những người”; “Tôi mơ”;...

+ Ẩn dụ: “một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống cô đơn trên hòn đảo nghèo đói giữa một đại dương mênh mông thịnh vượng về vật chất”; “Mùa hè ngột ngạt của người da đen với sự bất mãn chính đáng sẽ không đi qua cho đến khi có làn gió thu của tự do và bình đẳng mát mẻ thổi đến”; “Đừng tìm cách thỏa mãn cơn khát tự do bằng những chén hận thù và cay đắng”...

=> Các BPTT được sử dụng thành công đã tạo nên giọng điệu hùng hồn, tha thiết, chứa đựng những tư tưởng lớn vừa có cảm xúc mãnh liệt, tạo nên tính hàm súc và sức gợi mở lớn cho văn bản.

Đánh giá

0

0 đánh giá