Tailieumoi xin giới thiệu giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận
Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 15
Bài tập 1 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Cầu hiền chiếu trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 76 - 78) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Vua Quang Trung có dụng ý gì khi cho ban bố Câu hiến chiếu?
A. Thăm dò lòng dạ của những người từng làm việc trong triều đại cũ.
B. Mời người hiền tài làm việc với triều đại mới, xây dựng đất nước.
C. Biết được mức độ trung thành của những người theo triều đại mới.
D. Thể hiện quyền uy trong bối cảnh triều đại mới đang được xây dựng.
Trả lời:
Đáp án B
A. Mời gọi chân thành
B. Bề trên, trịch thượng
C. Cảnh giác, nghi kị
D. Hạ cố ban ơn
Trả lời:
Đáp án A
A. Diễn giải vấn đề tỉ mỉ, tường tận
B. Thể hiện cảm xúc dồi dào, sâu lắng
C. Trình bày vấn đề rõ ràng, mạch lạc
D. Lập luận giàu sức thuyết phục
Trả lời:
Đáp án D
A. Hai từ đồng âm
B. Hai từ đồng nghĩa
C. Hai từ trái nghĩa
D. Hai từ Hán Việt
Trả lời:
Đáp án A
Bài tập 2 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Tôi có một ước mơ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 79 – 83) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Tôi có một ước mơ là nhan đề bài diễn văn nổi tiếng của Mác-tín Lu-thơ Kinh được ông phát biểu trên bậc thềm của đài tưởng niệm Tổng thống Abraham Lin-côn (Abraham Lincoln) trong cuộc tuần hành ủng hộ phong trào đòi quyền công dân diễn ra vào ngày 28/8/1963. Những lời lẽ lay động của bài diễn văn đã góp phần gây áp lực, buộc Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Dân quyền năm 1964 dưới thời Tổng thống Lin-đơn Bai-nơ Giôn-xơn (Lyndon Baines Johnson), quy định cấm phân biệt chủng tộc trên khắp nước Mỹ.
Trả lời:
- Trong văn bản, tác giả đã dẫn ra hai văn kiện lịch sử nổi tiếng của nước Mỹ, đó là bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ do Tổng thống A-bra-ham Lin-côn ban hành năm 1863 và bản Tuyên ngôn Độc lập được Quốc hội Mỹ ban hành năm 1776.
- Việc dẫn ra các văn kiện lịch sử này thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với những di sản của thế hệ đi trước, đồng thời lấy đó làm điểm tựa để khẳng định quan điểm đấu tranh của mình chính là tiếp nối và hiện thực hoá tính đúng đắn của những văn kiện đó.
Trả lời:
Các bằng chứng được tác giả đưa ra là những chứng cứ thực tế vừa cụ thể vừa khái quát về cuộc sống của những người da đen: “vẫn bị trói trong gông cùm xiềng xích của sự phân biệt chủng tộc”; “vẫn phải sống cô đơn trên hòn đảo nghèo đói”; “vẫn gầy mòn trong những ngóc ngách của xã hội Mỹ”,...
=> Những bằng chứng này cho thấy bức tranh khá toàn diện về cuộc sống và thân phận của những người da đen, họ phải chịu sự nghèo đói về vật chất và sự khinh rẻ, miệt thị về địa vị. Đây là lời tố cáo đanh thép của tác giả về sự phân biệt chủng tộc, màu da đang diễn ra trên đất Mỹ.
Trả lời:
Yếu tố nổi bật trong cách biểu đạt niềm tin và ước mơ của tác giả làm nên sức lay động:
- Giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết nhưng luận điểm đanh thép, hào hùng với những dẫn chứng vô cùng thuyết phục.
- BPTT:
+ Điệp ngữ, lặp cấu trúc câu: “Một trăm năm sau”; “Đây là”; “Chúng ta”; “Có những người”; “Tôi mơ”;...
+ Ẩn dụ: “một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống cô đơn trên hòn đảo nghèo đói giữa một đại dương mênh mông thịnh vượng về vật chất”; “Mùa hè ngột ngạt của người da đen với sự bất mãn chính đáng sẽ không đi qua cho đến khi có làn gió thu của tự do và bình đẳng mát mẻ thổi đến”; “Đừng tìm cách thỏa mãn cơn khát tự do bằng những chén hận thù và cay đắng”...
=> Các BPTT được sử dụng thành công đã tạo nên giọng điệu hùng hồn, tha thiết, chứa đựng những tư tưởng lớn vừa có cảm xúc mãnh liệt, tạo nên tính hàm súc và sức gợi mở lớn cho văn bản.
Trả lời:
Thông điệp được rút ra:
+ Thái độ đấu tranh kiên quyết nhưng với quan điểm ôn hoà, bất bạo động
+ Tiếng nói đòi công lí cho người da đen nhưng hướng tới một nước Mỹ bình đẳng và hùng cường một văn kiện chính trị nhưng thấm đảm cảm xúc và những hình ảnh giàu sức gợi...
Bài tập 3 trang 16 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Tôi có một ước mơ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 80 – 81), đoạn từ “Chúng ta cũng đến nơi thiêng liêng này” đến “ngày tươi sáng khi công lí chiếu rọi” và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đoạn văn đã tập trung làm rõ luận điểm gì?
Trả lời:
Đoạn văn tập trung làm rõ quan điểm của tác giả về thời điểm cần thiết để cất lên tiếng nói quyết liệt đòi công lí và tự do cho người da đen trên đất Mỹ.
Trả lời:
- Về lí lẽ:
+ Tác giả đã đưa ra các lập luận đề vừa khẳng định ý nghĩa của thời khắc “Ngay Bây Giờ”, lên tiếng đòi thực thi công lí, vừa phủ định ý kiến và quan điểm “phớt lờ vấn đề cấp bách ở thời điểm này” hoặc “đang hi vọng rằng người da đen chỉ cần xả bớt sự bức xúc đến lúc này đã thấy thoả mãn”.
- Về bằng chứng:
+ Tác giả đã nêu rõ quyết tâm đấu tranh bằng việc khẳng định sẽ không có sự bình yên của nước Mỹ “cho đến khi người da đen chưa được công nhận quyền công dân của mình”, những cuộc nổi dậy như cơn lốc sẽ tiếp tục rung lắc nền móng của đất nước này.
=> Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những lí lẽ và bằng chứng giàu sức thuyết phục.
Trả lời:
Đoạn văn sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, như: “bóng đêm và cái thung lũng hoang tàn của sự phân biệt chủng tộc”; “con đường chan hoà ánh nắng của sự bình đẳng về chủng tộc”; “mùa hè ngột ngạt của người da đen”; “làn gió thu của tự do và bình đẳng mát mẻ”,... Những hình ảnh ẩn dụ tạo nên sức gợi, độ hàm súc, tác động mạnh đến nhận thức và cảm xúc của người đọc, người nghe về tiếng nói đòi công lí.
Trả lời:
Đoạn văn nhấn mạnh quan điểm của tác giả về thời điểm cần thiết để đòi công lí, đó là thời khắc cao trào, thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng, không thoả hiệp. Đoạn văn cũng thể hiện rõ thái độ dứt khoát vì công lí và bình đẳng cho người da đen, cũng là sự thể hiện một tình cảm lớn lao dành cho nước Mỹ, một đất nước cần “tỉnh giấc” để hướng về tự do và công lí.
Trả lời:
Các lỗi liên quan đến những cụm từ mang tính “khẩu ngữ” như: “lớn nhất quả đất”, “thật hoành tráng”, “rất chi là”
Bài tập 4 trang 16 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Một thời đại trong thi ca trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 85 – 88) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Khi tìm hiểu văn bản này, cần chú ý đến những thông tin sau:
– Tác giả: Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Sở trường của ông là phê bình thơ.
- Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941: là hợp tuyển gồm 1 tiểu luận về phong trào Thơ mới, 45 bài viết về tác giả và 168 bài thơ tuyển. Công trình này được xuất bản năm 1942, ngay khi Thơ mới đang ở đỉnh cao.
- Một thời đại trong thi ca là tiểu luận tổng kết phong trào Thơ mới với nhiều nội dung: xác định các hiện tượng đánh dấu từng chặng đường, mô tả quá trình phát triển, nhận diện “một thời đại mới trong thi ca”, lí giải nguyên nhân, chỉ ra các khuynh hướng, gọi tên các phong cách và chỉ rõ “tinh thần thơ mới”.
– Văn bản trong SGK nằm ở phần cuối của tiểu luận.
Trả lời:
Câu mở đầu văn bản này vừa có vai trò kết nối, vừa là một cách đặt vấn đề – Trước đó, Hoài Thanh đã nói về những vấn đề khác của Thơ mới, chẳng hạn hình dáng câu thơ.
– Nêu vấn đề bàn luận một cách trực tiếp, rõ ràng: Tinh thần thơ mới là đặc trưng, cốt lõi làm nên diện mạo phong trào Thơ mới.
Trả lời:
Trong văn bản này, Hoài Thanh đã thể hiện cách lập luận giàu sức thuyết phục.
– Căn cứ tạo lập luận: thực tiễn thơ ca Việt Nam 1932 – 1941 và suy luận của Hoài Thanh.
– Mạch lập luận nương theo logic nhận thức thông thường: từ tình trạng khó rạch ròi thơ cũ – thơ mới, đưa ra tiêu chí nhận diện cái mới (“chữ tôi" khi mới xuất hiện, khi Thơ mới nở rộ), chỉ ra ý nghĩa của cái tôi đối với thơ ca.
– Mạch lập luận là nòng cốt để triển khai nội dung.
Trả lời:
Hoài Thanh đã chỉ ra tình trạng khó phân biệt rạch ròi thơ mới - thơ cũ qua các ví dụ:
– Hôm nay tôi đã chết trong người
Xưa hẹn nghìn năm yêu mến tôi
Xuân Diệu – một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới – vẫn dùng thể thơ thất ngôn truyền thống, nhưng đổi mới cách dùng chữ đặt câu (ngắt câu không trùng với dòng thơ, tạo thành câu thơ vắt dòng).
– Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt,
Cũng chính Xuân Diệu – nhà thơ được coi là “mới nhất trong các nhà Thơ mới - vẫn viết câu thơ bảy chữ theo kiểu thất ngôn truyền thống với ngôn từ, hình ảnh quen thuộc (giai nhân – du khách, bến – thuyền).
– Ô hay! Cảnh cũng ưa người nh
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?
Hai câu thơ của một nhà thơ thời trung đại là Bà Huyện Thanh Quan (có tài liệu cho là của Hồ Xuân Hương) tả cảnh thu nhưng cả câu thơ và ý thơ đều mới mẻ, hiện đại.
Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong văn bản này, yếu tố biểu cảm có tác dụng gì?
Trả lời:
- Những câu văn có yếu tố biểu cảm rõ ràng: “Giá trong thơ cũ chỉ có những trấn ngôn sáo ngữ, những bài thơ chúc tụng, những bài thơ vịnh hết cái này đến cái nọ, mà các nhà thơ một lại chỉ làm những bài kiệt tác thì cũng tiện cho ta biết mấy. Khốn nỗi, cái tâm thương cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào, và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy”; “Âu là ta đành phải nhận rằng trời đất không phải dựng lên cùng một lần với thế hệ chúng ta”; “Chẳng trách gì tác phẩm của họ vừa ra đời, đoàn thể đã dành làm của chung, lắm khi cũng chẳng thêm ghi tên của họ”; “Mà thật nó tội nghiệp quá!”
- Những sắc thái cảm xúc đáng chú ý: đùa bỡn, hài hước, châm biếm, cảm thương
=> Yếu tố biểu cảm kết hợp, bỗ trợ cho lí lẽ, bằng chứng một cách nhuần nhuyễn, thường xuyên.
Bài tập 5 trang 16 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Một thời đại trong thi ca trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 86), đoạn từ “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa” đến “nó đến một mình” và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
- Về nghĩa của từ: “chữ tôi” và “chữ ta” đều là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, nhưng “tôi” chỉ số ít, “ta” chỉ số nhiều.
- Hoài Thanh đã dùng biện pháp tu từ để hình tượng hoá những khái niệm trừu tượng. “Chữ tôi” là ý thức cá nhân, “chữ ta” là ý thức cộng đồng (Hoài Thanh dùng từ “đoàn thể”). Hai vấn đề này song song tồn tại và có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người.
Trả lời:
- Hoài Thanh đã dùng nhiều từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, cùng trường nghĩa để làm rõ tình trạng “chữ tôi” bị xem thường, bị lấn át: bỡ ngỡ, lạc loài, chìm đắm, rẻ rúng,...; giọt nước trong biển cả, ẩn mình,...; lắm khi cũng chẳng thèm ghi tên, nó cứ luôn luôn đi theo,...
Trả lời:
Hoài Thanh đã chỉ ra những biểu hiện ít ỏi của “chữ tôi”: Chỉ xuất hiện ở những bậc kì tài; thảng hoặc họ ghi hình ảnh họ trong văn thơ hoặc dùng “chữ tôi để nói chuyện với người khác; không một lần nào dám dùng “chữ tôi” để nói chuyện với mình hay với tất cả mọi người; họ không tự xưng, hoặc ẩn mình sau “chữ ta”.
Trả lời:
Có thể thấy rằng phần lớn những nhận xét, diễn giải ở đoạn trích này là ý kiến của cá nhân tác giả, nhưng có tính khái quát và căn cứ thực tế. Hoài Thanh vừa phân tích thực trạng vừa cung cấp thông tin một cách nhuần nhuyễn nên có sức thuyết phục.
Bài tập 6 trang 17 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Tiếp xúc với tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 98 – 100) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
- Văn bản Tiếp xúc với tác phẩm có ba phần. Các phần của văn bản đã được người viết thể hiện rõ bằng các tiểu mục.
+ Phần 1: Đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm.
+ Phần 2: Giá trị chủ quan của tác phẩm.
+ Phần 3: Nội dung của tác phẩm được người xem mở rộng.
- Mối quan hệ giữa các phần:
+ Phần 1 đề cập vấn đề cơ bản nhất của tác phẩm hội hoạ. Nếu thiếu kiến thức nền cơ bản đó, khó có thể tìm được con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Sau khi diễn giải trí thức có tính công cụ đó, tác giả tập trung bàn về ý nghĩa của tác phẩm. Ý nghĩa chủ quan chính là biểu hiện trước hết, luôn gắn với bản thế tác phẩm (phần 2). Tuy nhiên, một tác phẩm chỉ phát lộ đầy đủ ý nghĩa khi có sự tiếp nhận của người đọc (phần 3). Như vậy, việc sắp xếp tuần tự các phần là hoàn toàn logic, chặt chẽ.
Trả lời:
- Văn bản có các đặc điểm tiêu biểu của một văn bản nghị luận, thể hiện qua cấu trúc của nó:
+ Có một luận để bàn luận (nằm ở nhan đề của văn bản).
+ Văn bản có ba luận điểm được tác giả triển khai đầy đủ (ba tiểu mục của văn bản).
+ Trong văn bản, tác giả sử dụng lí lẽ để lập luận.
- Đặc biệt, tác giả rất chú trọng việc phân tích dẫn chứng (bức tranh Em Thuý của Trần Văn Cẩn) để những lí lẽ được nêu có sức thuyết phục.
Trả lời:
Ở phần 1, tác giả tập trung làm rõ hai vấn đề: đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm. Hai phương diện này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Một tác phẩm trước hết phải có yếu tố vật thể, được tạo nên bởi chất liệu và các phương tiện vật chất khác, người xem nhận biết điều đó bằng các giác quan. Từ việc tiếp xúc với phương diện vật thể của tác phẩm, người xem nảy sinh cảm xúc, suy ngẫm, liên hệ và lĩnh hội ý nghĩa nào đó theo cảm nhận của mình. Đó chính là đời sống hình tượng của tác phẩm. Như vậy, trong hai phương diện ấy, đời sống vật thể phải có trước, là điều kiện để tác phẩm có được đời sống hình tượng.
Trả lời:
Nếu căn cứ vào các thông tin khá phong phú về bức tranh Em Thuý được thể hiện trong bài viết mà dùng cụm từ Bức tranh “Em Thuý” của Trần Văn Cẩn làm nhan đề cho bài viết này thì hoàn toàn không thoả đáng vì việc phân tích các khía cạnh của bức tranh Em Thuý để làm sáng tỏ các luận điểm, giúp người đọc biết cách tiếp nhận một tác phẩm hội hoạ. Ở đây, bức tranh của Em Thúy là cứ liệu để tác giả phân tích và chứng minh cho luận điểm của mình.
Trả lời:
Thái Bá Vân đã đưa đến cho người đọc những kiến thức quan trọng về hội hoạ, bằng sự diễn giải thấu đáo, và sự phân tích tinh tế một bức tranh có giá trị. Tuy nhiên, bài viết còn giúp nhận thức những vấn đề phổ quát liên quan đến các loại hình nghệ thuật khác nhau. Tác phẩm thuộc bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng đều có hai phương diện: đời sống vật thể và đời sống hình tượng; cũng đều có giá trị chủ quan (gắn với tư tưởng, tình cảm của tác giả) và ý nghĩa khách quan (gắn với sự tiếp nhận của người thưởng thức). Chẳng hạn, ở tác phẩm văn học, đời sống vật thể chính là ngôn từ (có thể đọc lên bằng ngôn ngữ âm thanh), còn đời sống hình tượng chính là những bức tranh thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt được khắc hoạ, các nhân vật có số phận riêng, những tình cảm, triết lí nhân sinh mà tác phẩm gợi lên trong lòng người đọc; những điều người viết muốn gửi gắm và những ý nghĩa mà người đọc cảm nhận được theo cách đọc của mình;…
Trả lời:
Trong đoạn trích, Hoài Thanh đã sử dụng nhiều từ ngữ diễn tả tâm thế chuyện trò thân mật dí dỏm: Dùng đại từ nhân xưng số nhiều để kết nối người nói và người nghe (“Chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau”); dùng những từ ngữ trong giao tiếp đời thường (“lắm khi”, “chướng”,...); gia tăng những từ ngữ chỉ tình thái (“không một lần nào dám dùng”, “chẳng trách gì”, “chẳng thèm”,...).
Trả lời:
Mỗi một tác phẩm nghệ thuật được thực hiện đều đem đến những giá trị cảm quan nhất định đối với các độc giả, và như tác giả Thái Bá Vân đã viết trong văn bản Tiếp xúc với tác phẩm: “Nội dung của tác phẩm được người xem mở rộng”, điều cốt lõi của nghệ thuật chính là việc đem những tác phẩm nghệ thuật đến với người thưởng thức, và mở rộng ý nghĩa tác phẩm ấy ra nhiều tầng ý nghĩa khác nhau theo cảm nhận của mỗi người. Quả đúng như vậy, nghệ thuật vốn là nơi để sức sáng tạo được bay xa. Trước hết, ta phải nhận định nội dung của tác phẩm (ở đây sẽ đề cập cụ thể là tác phẩm hội họa) sẽ liên quan đến hai đối tượng là chủ thể sáng tạo (họa sĩ) và người xem. Khi sáng tạo, người họa sĩ cần tìm nguồn cảm hứng từ những tư liệu sống khác nhau (tùy vào những trải nghiệm khác nhau của mỗi cá nhân) để sáng tác tác phẩm của mình. Đối với người xem cũng vậy, mỗi người cũng sẽ có nhận thức, cách tiếp nhận khác nhau về một vấn đề dựa trên đời sống tinh thần độc lập của họ. Vì vậy, nội dung tác phẩm trong ý đồ người sáng tạo không bao giờ trùng khít với nội dung tác phẩm trong cảm nhận của người xem. Người xem có thể không biết hoạ sĩ muốn gửi gắm điều gì, nhưng tiếp xúc với tác phẩm cho phép họ lĩnh hội theo cách riêng những gì mà tác phẩm gợi ra. Điều này có thể giải thích cho việc cùng một bức tranh sẽ có người khen, người chê, người thấy ý nghĩa sâu sắc, người thấy bức tranh rối rắm, nhạt nhòa,... Vì thế, ý nghĩa của tác phẩm trong cảm nhận của người xem thường rất phong phú, vượt ra ngoài khuôn khổ ý tưởng của tác giả. Đó chính là cách một tác phẩm nghệ thuật mở rộng. Đây cũng chính là điều quý giá của nghệ thuật, khi không gian của nghệ thuật luôn khổng lồ và chứa đựng sự sáng tạo không ngừng nghỉ, quá trình tiếp nhận và mở rộng nghệ thuật của người thưởng thức sẽ là quá trình bất biến với thời gian.
Bài tập 2 trang 17 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Lập dàn ý cho một trong hai đề bài sau:
Đề 1. Việc khẳng định cá tính của bản thân có mâu thuẫn với sự hoà hợp trong một tập thể?
Đề 2. Phải chăng du học sẽ cho bạn cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt hơn?
Trả lời:
Đề 1
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề (trực tiếp hoặc gián tiếp – thông qua một câu chuyện, một tình huống của cuộc sống có liên quan đến cá nhân và tập thế).
II. Thân bài: Sử dụng hệ thống lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ một số ý.
– Cá tính của bản thân là gì? Sự hoà hợp trong một tập thể là gì?
– Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể có đặc điểm như thế nào?
– Trong một tập thể, mỗi cá nhân có cần thể hiện tính cách riêng không?
– Có hay không có sự mâu thuẫn giữa cá tính của bản thân và sự hoà hợp trong tập thể?
– Làm thế nào để phát huy tính tích cực của mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
III. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề, bài học về nhận thức và hành động của cá nhân người viết khi tham gia vào các hoạt động tập thể.
Đề 2:
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề và nêu quan điểm cá nhân (đồng ý hay không đồng ý)
II. Thân bài
* Nếu đồng tình, cần làm rõ một số ý sau:
- Mục đích chính đáng của việc lựa chọn du học;
- Những cơ hội mở ra cho du HS khi được thụ hưởng một nền giáo dục mới;
- Những điều kiện cần có để làm cho việc du học đạt được mục đích;
- Định hướng cho cá nhân (nếu lựa chọn du học).
* Nếu không đồng tình, cần đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để bác bỏ:
- Giáo dục trong nước cũng đã tiếp cận với giáo dục của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.
- Có thể chọn lựa được các ngành học trong nước phù hợp với điều kiện và nhu cầu đa dạng của cá nhân;
- Việc du học sớm khi cá nhân chưa có đủ các điều kiện có thể “lợi bất cập hại (như “sốc” văn hoá, dễ mắc sai lầm khi không được sống cùng gia đình,..)
- Cơ hội là do mình lựa chọn, không phải chỉ du học mới có cơ hội giáo dục tốt.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
Trả lời:
I. Mở đầu
- Dẫn dắt vào nội dung bài nói.
II. Thân bài
- Quan niệm về vai trò của ngoại hình.
- Thực trạng:
+ Vấn đề được quan tâm nhiều hơn.
+ Nhiều trung tâm thẩm mĩ ra đời, nhiều loại mỹ phẩm được sản xuất.
- Lợi ích:
+ Giúp con người tự tin vào ngoại hình của mình.
+ Nâng cao sức khỏe.
- Hạn chế:
+ Những tư duy sai lệch về chăm sóc ngoại hình.
+ Cơ sở thẩm mĩ chui, bán hàng giả,...
- Giải pháp
+ Thái độ cần có trong việc chăm sóc ngoại hình.
III. Kết bài
- Tổng kết khái quát nội dung bài.
- Bài học nhận thức
Trả lời:
I. Mở đầu
- Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng lãng phí thời gian nhàn rỗi của giới trẻ.
II. Thân bài
a. Thực trạng
- Ngày nay, các bạn trẻ dành khá nhiều thời gian của bản thân cho các hoạt động vui chơi giải trí mà không chú tâm vào việc rèn luyện bản thân.
- Thời gian rảnh của giới trẻ không được sử dụng vào những việc làm bổ ích mà nó thường được lãng phí cho các thú vui tiêu khiển.
- Cũng có nhiều bạn trẻ lười biếng, có thời gian nhưng không làm gì.
b. Nguyên nhân
- Chủ quan: do nhận thức về tầm quan trọng của thời gian của các bạn trẻ còn kém, sống không có mục tiêu, ý chí, bản lĩnh để kháng cự lại cám dỗ.
- Khách quan: do những cám dỗ của thú vui tiêu khiển bên ngoài ngày càng nhiều, do bị bạn bè lôi kéo, gia đình chưa quan tâm chu đáo đến con em mình.
c. Hậu quả
- Việc lãng phí thời gian nhàn rỗi sẽ khiến cho chúng ta không phát triển được bản thân, trì trệ sự phát triển con người lâu dần sẽ bị tụt lùi về phía sau và bị xã hội đào thải.
- Chạy theo những thú vui tiêu khiển gây tốn kém về tiền bạc, của cải, công sức của bản thân và những người khác.
- Việc có quá nhiều thời gian nhàn rỗi của bản thân và không biết cách sử dụng chúng thực hợp lí khiến con người dễ bị kéo theo những thói xấu khác.
d. Giải pháp
- Mỗi người tự giác quản lí quỹ thời gian của mình, sử dụng thời gian thật hợp lí để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như xã hội tránh để lãng phí thời gian.
- Gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, nhà trường nên mở ra nhiều hoạt động ngoại khóa để thúc đẩy học sinh vận động, nâng cao kỹ năng mềm,...
III. Kết bài
- Tổng kết lại vấn đề.