Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 15: Từ trường
Bài 15.1 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mỗi thanh nam châm thẳng có hai cực.
B. Ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở giữa thanh.
C. Mỗi thanh nam châm chữ U chỉ có một cực.
D. Ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở giữa chữ U (phần cong nhất).
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
B sai vì ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở hai đầu cực của thanh.
C sai vì mỗi thanh nam châm chữ U có hai cực.
D sai vì ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở hai cực.
Bài 15.2 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Xung quanh nam châm luôn có từ trường.
B. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có nam châm khác đặt trong từ trường này thì nam châm đó sẽ chịu tác dụng của từ trường.
C. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có vật có tính chất từ đặt trong từ trường này thì sẽ chịu tác dụng của từ trường.
D. Chỉ khi nam châm A (hay vật được làm từ vật liệu từ) đặt gần một nam châm B thì lúc đó xung quanh nam châm B mới xuất hiện một từ trường và từ trường này tác dụng lực từ lên nam châm A (hay tác dụng lực từ lên vật được làm từ vật liệu từ).
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
D sai vì xung quanh nam châm nào cũng có từ trường, không cần nam châm A thì nam châm B cũng có từ trường và tác dụng lực từ lên các vật liệu từ.
Lời giải:
Nhận xét này là sai. Những biểu hiện bị tác dụng lực như thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng là vì lực từ tác dụng lên vật trong trường hợp này nhỏ hơn lực ma sát giữa chúng với các vật mà chúng tiếp xúc (ví dụ như mặt bàn, mặt giấy, …).
Bài 15.4 trang 36 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các hình nào dưới đây là sai?
Lời giải:
Các hình sai là A, B, C, E, G và H.
A sai vì đường sức từ quy ước đi ra từ cực bắc đi vào từ cực nam
B sai vì đường sức từ ở phía dưới có chiều ngược với đường sức từ phía trên.
C sai vì chiều đường sức từ ở cả hai cực đều biểu diễn đi vào.
E sai vì ở hai cực N của cả hai thanh nam châm, đường sức từ đều phải đi ra.
G, H sai vì đường sức từ phải đi ra từ cực bắc đi vào ở cực nam.
Lời giải:
Đường sức từ có chiều quy ước là đi ra từ cực bắc (N) và đi vào cực nam (S).
Bài 15.6 trang 36 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Xung quanh nam châm có từ trường của nam châm đó.
B. Ở hình ảnh từ phổ của nam châm, nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu hơn.
C. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường mạnh thì lực từ mạnh, nơi nào từ trường yếu hơn thì lực từ yếu hơn.
D. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ thưa hơn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
D sai vì trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ dày hơn.
Hãy giải thích tại sao khi dòng điện chạy trong mạch điện có lắp thiết bị điện M (ví dụ như động cơ điện) tăng quá mức cho phép thì dòng điện bị ngắt, do đó, động cơ được bảo vệ.
Lời giải:
Khi dòng điện chạy trong mạch điện có lắp thiết bị điện M (ví dụ như động cơ điện) tăng quá mức cho phép thì lực từ của nam châm N hút thanh sắt S thắng lực tác dụng của lò xo nên S bị kéo sang trái, do đó làm ngắt dòng điện (tại vị trí 2 và tại khóa K). Động cơ được bảo vệ, không có dòng điện quá tải chạy qua.
a) Nam châm điện làm nhiệm vụ gì trong thiết bị?
b) Hoạt động của nó như thế nào để thực hiện nhiệm vụ đó?
Lời giải:
a) Nam châm điện được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ví dụ như trong cần cẩu rác, cần cẩu nâng vật, …
- Trong cần cẩu rác: sử dụng nam châm để loại bỏ các kim loại có tính chất từ ra khỏi các chất khác.
- Trong cần cẩu nâng vật: Nam châm điện cũng được sử dụng để nâng các khối kim loại lớn, những vật cồng kềnh như ô tô, bằng cách gắn nam châm vào các cần cẩu.
b)
Trong cần cẩu rác và cần cẩu nâng vật đều sử dụng nam châm điện và nó hoạt động được là do tác dụng từ của dòng điện tạo nên. Xung quanh dòng điện có từ trường.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 15: Từ trường
I. Khái niệm về từ trường
- Không gian xung quanh nam châm có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong đó. Ta nói rằng không gian xung quanh nam châm có từ trường
- Kim nam châm đặt tại mỗi vị trí trong từ trường đều chỉ một hướng xác định
II. Từ phổ
- Hình ảnh các đường được tạo ra bởi mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ. Đó là hình ảnh trực quan về từ trường.
III. Đường sức từ
- Mỗi đường sức từ có một chiều xác định
- Bên ngoài nam châm, đường sức từ đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của nam châm
- Từ trường mạnh thì đường sức từ mau (dày), nơi nào có từ trường yếu thì đường sức từ thưa
IV. Chế tạo nam châm điện
- Dùng dây dẫn điện quấn quanh một thanh sắt tạo thành một cuộn dây có lõi sắt. Nối hai đầu cuộn dây với pin, trong cuộn dây có dòng điện chạy qua là một nam châm điện
- Xung quanh nam châm điện có từ trường
- Khi không có dòng điện chạy qua cuộn dây, nam châm điện mất từ trường nên nó không thể hút các vật có tính chất từ.