Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Nam châm sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Nam châm
Lời giải:
- Ba vật có trong nhà em được làm từ vật liệu từ:
+ Con dao bằng sắt, thép.
+ Cái kéo bằng sắt, thép.
+ Khung cửa sổ bằng sắt, thép.
- Ba vật có trong nhà em được làm từ vật liệu khác:
+ Đũa làm bằng gỗ.
+ Ghế làm bằng nhựa.
+ Bát làm bằng sứ.
Bài 14.2 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì.
B. Cực bắc thanh nam châm hút cực bắc của thanh nam châm khác.
C. Nam châm có thể hút vật được làm từ vật liệu từ.
D. Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A sai vì thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương nam – bắc.
B sai vì hai cực cùng tên đẩy nhau.
D sai nam châm chỉ hút được các vật làm từ vật liệu từ.
Lời giải:
Khi bị nam châm hút, các kẹp giấy bị dính vào nam châm có thể được coi là một nam châm tạm thời nên nó có thể hút các kẹp giấy khác.
Lời giải:
Đầu cái vặn đinh vít/ đinh ốc thường được từ hóa (trở thành một nam châm) để giữ đinh vít không bị rơi trong quá trình thực hiện thao tác vặn đinh vít.
Lời giải:
Để thực hiện được chức năng của chúng, trong hai bộ phận này, một bộ phận phải là nam châm và một bộ phận được làm từ vật liệu từ, ví dụ như sắt (trường hợp cả hai là nam châm cũng được nhưng như vậy giá thành của chúng sẽ cao hơn).
Để xác định trong hai bộ phận đó vật nào là nam châm thì chúng ta có thể để hai vật xa nhau, dùng sợi dây mảnh treo hai vật lên, vật nào luôn định hướng theo hướng bắc nam địa lí thì vật đó là nam châm. Hoặc sử dụng 1 thanh sắt, đưa lại gần từng bộ phận, thanh sắt bị hút ở bộ phận nào thì bộ phận đó là nam châm.
Lời giải:
Ví dụ như nam châm ở cánh cửa tủ lạnh, cánh cửa xe hơi có tác dụng hít cánh cửa làm nó tự đóng vào khi ở vị trí thích hợp và được khít hơn.
Lời giải:
Ta có thể xác định như sau: Cho một đầu của thanh 1 tiếp xúc vào giữa thanh 3, nếu có lực hút thì thanh 1 là nam châm. Nếu không có lực hút thì thanh 1 là thanh sắt. Làm tương tự đối với các thanh còn lại.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Lý thuyết KHTN 7 Bài 14: Nam châm
I. Sự định hướng của thanh nam châm
- Thanh nam châm được treo tự do luôn nằm theo một hướng xác định
- Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí
+ Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N (North)
+ Đầu kia của nam châm là cực từ nam, kí hiệu S (South)
II. Nam châm tác dụng lên vật làm từ các vật liệu khác nhau
1. Nam châm tác dụng lên nam châm
+ Cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau
2. Nam châm tác dụng lên các vật
- Không chỉ hút được các vật làm bằng sắt, thép, nam châm còn hút được vật làm bằng cobalt, nickel, ...
- Sắt, cobalt, nickel, ... được gọi là những vật liệu từ.
- Nam châm hầu như không hút các vật được làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.