SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 17 (Cánh diều): Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

4.9 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Bài 17.1 trang 40 sách bài tập Khoa học tự nhiên 7: Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây?

(1) Lấy thức ăn.

(2) Nghiền nhỏ thức ăn.

(3) Biến đổi thức ăn.

(4) Thải ra.

(5) Tăng nhiệt độ.

A. (1), (2), (5).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (5).

D. (1), (3), (4).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trao đổi chất là tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống → Trong các hoạt động trên, trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động là: lấy thức ăn, biến đổi thức ăn, thải ra.

Bài 17.2 trang 40 sách bài tập Khoa học tự nhiên 7: Chọn phát biểu đúng. Trao đổi chất ở sinh vật là gì?

A. Sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.

B. Quá trình biến đổi vật lí của các chất từ thể rắn sang thể lỏng trong cơ thể sinh vật.

C. Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.

D. Quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật lớn lên, phát triển và sinh sản.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trao đổi chất là tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.

Bài 17.3 trang 40 sách bài tập Khoa học tự nhiên 7: Trong quá trình trao đổi chất, luôn có sự

A. giải phóng năng lượng.

B. tích lũy (lưu trữ) năng lượng.

C. giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.

D. phản ứng dị hóa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong quá trình trao đổi chất, các chất được biến đổi về mặt hóa học mà trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng được dự trữ trong các liên kết hóa học → Trong quá trình trao đổi chất, luôn có sự giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.

Bài 17.4 trang 40 sách bài tập Khoa học tự nhiên 7Dạng năng lượng được dự trữ chủ yếu trong các tế bào của cơ thể sinh vật là

A. nhiệt năng.

B. điện năng.

C. hóa năng.

D. quang năng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng được dự trữ trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ → Dạng năng lượng được dự trữ chủ yếu trong các tế bào của cơ thể sinh vật là hóa năng.

Bài 17.5 trang 40 sách bài tập Khoa học tự nhiên 7Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình

A. phân giải.

B. tổng hợp.

C. đào thải.

D. chuyển hóa năng lượng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất. Trong đó, quá trình tổng hợp là sự biến đổi từ chất đơn giản thành chất phức tạp còn quá trình phân giải là sự biến đổi từ chất phức tạp thành chất đơn giản → Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình phân giải.

Bài 17.6 trang 41 sách bài tập Khoa học tự nhiên 7: Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là

A. cơ năng thành hóa năng.

B. hóa năng thành cơ năng.

C. hóa năng thành nhiệt năng.

D. cơ năng thành nhiệt năng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là hóa năng (năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất) thành cơ năng (năng lượng sinh công để thực hiện hoạt động).

Bài 17.7 trang 41 sách bài tập Khoa học tự nhiên 7: Những vai trò nào sau đây là vai trò của sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật?

(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

(2) Cung cấp nhiệt năng sưởi ấm không khí xung quanh cơ thể.

(3) Xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể.

(4) Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

(5) Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời.

A. (1), (3), (4).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (5).

D. (2), (4), (5).

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vai trò của sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật:

(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể: Quá trình phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể như vận động, vận chuyển các chất, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản,…

(3) Xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể: Sản phẩm của các quá trình chuyển hóa trong tế bào tạo nên nguồn nguyên liệu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

(4) Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể: Các chất dư thừa, chất thải của quá trình trao đổi chất được thải ra khỏi tế bào và cơ thể, đảm bảo duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.

Bài 17.8 trang 41 sách bài tập Khoa học tự nhiên 7: Em hãy liệt kê các chất được thu nhận, thải bỏ trong quá trình trao đổi chất giữa cây thông và con người với môi trường theo gợi ý trong bảng sau đây.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Liệt kê các chất được thu nhận, thải bỏ trong quá trình trao đổi chất giữa cây thông và con người với môi trường theo gợi ý trong bảng:

Quá trình

Cây thông

Con người

Thu nhận

Carbon dioxide, nước và muối khoáng, oxygen.

Thức ăn, nước, oxygen

Thải bỏ

Carbon dioxide, hơi nước,

Hơi nước, phân, nước tiểu, mồ hôi, carbon dioxide.

Bài 17.9 trang 41 sách bài tập Khoa học tự nhiên 7: Con người khi thực hiện hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể,…) cần phải có năng lượng. Năng lượng đó do đâu mà có và được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?

Lời giải:

- Năng lượng để con người thực hiện các hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể,…) được lấy từ thức ăn: Các chất hữu cơ trong thức ăn khi được phân giải sẽ giải phóng năng lượng sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể như vận động cơ thể, vận chuyển các chất trong tế bào và cơ thể,…

- Sự biến đổi năng lượng: Hóa năng biến đổi thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Từ trường Trái Đất

Bài 18: Quang hợp ở thực vật

Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

Đánh giá

0

0 đánh giá