Giải Sinh Học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

1.7 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân lớp 12.

Bài giảng Sinh học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Giải bài tập Sinh Học lớp 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 51 SGK Sinh học 12: Kết quả thí nghiệm trên khác gì so với kết quả thí nghiệm lai thuận nghịch của Menđen?

Phép lai thuận

Phép lai nghịch

Pt/c: ♀ Mắt đỏ × ♂ Mắt trắng

F1: 100% ♀ , ♂ mắt đỏ

F2: 100% ♀ mắt đỏ : 50% ♂ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng

Pt/c: ♀ Mắt trắng × ♂ Mắt đỏ

F1: 100% ♀ mắt đỏ : 100% ♂ mắt trắng

F2: 50% ♀ mắt đỏ : 50% ♀ mắt trắng : 50% ♂ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng

Phương pháp giải:

Phép lai thuận và phép nghịch của Menđen có kết quả giống nhau.

Trả lời:

Phép lai thuận và phép nghịch của Menđen có kết quả giống nhau.

Còn phép lai thuận và nghịch của Morgan khác nhau về phân li kiểu hình ở giới đực và giới cái.

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 52 SGK Sinh học 12: Từ thí nghiệm trên ta có thể rút ra nhận xét gì?

P: ♀ Cây lá đốm × ♂ Cây lá xanh

P: ♀ Cây lá xanh × ♂ Cây lá đốm

F1: 100% cây lá đốm

F1: 100% cây lá xanh

Phương pháp giải:

Ở cả phép lai thuận và nghịch, đời con luôn có kiểu hình giống mẹ.

Trả lời:

Các tính trạng do gen nằm ngoài nhân quy định sẽ di truyền theo dòng mẹ, có nghĩa là đời con có kiểu hình giống mẹ.

Câu hỏi và bài tập (trang 53 SGK Sinh học lớp 12)

Câu 1 trang 53 SGK Sinh học 12: Nêu các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định.

Trả lời:

1. Đối với các gen nằm trên đoạn tương đồng của NST giới tính thì di truyền tuân theo các quy luật của gen trên NST thường (sự di truyền giả NST thường).

2. Đối với các gen nằm trên vùng không tương đồng.

* Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X

- Di truyền theo quy luật chéo. Ví dụ: gen lặn trên NST giới tính X của bố được di truyền cho con gái, sau đó được biểu hiện ở cháu trai.

- Kết quả lai thuận nghịch là khác nhau, có lúc tỉ lệ đều ở 2 giới, có lúc khác nhau ở 2 giới.

VD: XAXa (mẹ) × XAY (bố) →XaY : con trai bị bệnh (nhận alen gây bệnh từ mẹ)

Câu 2 trang 53 SGK Sinh học 12: Bệnh mù màu đỏ - xanh lục ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy 1 người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh ra được 1 người con trai thì xác suất để người con trai đó bị mù màu là bao nhiêu. Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này không bị bệnh.

Phương pháp giải:

Bệnh mù màu là do alen lặn trên vùng không tương đồng của NST X quy định sẽ di truyền chéo (mẹ sang con trai)

Trả lời:

Cách 1:

Quy ước gen : A- Bình thường; a – bị mù màu

Cặp vợ chồng này bình thường để sinh ra con trai bị bệnh mù màu (nhận alen gây bệnh từ mẹ) phải có kiểu gen: XAXa × XAY → XAXA: XAXa:XAY: XaY

Xác suất họ sinh con trai bị mù màu là 1/4

Cách 2:

Quy ước gen : A- Bình thường; a – bị mù màu. Gen nằm trên NST X không có alen tương đồng trên Y

Người vợ bình thường có em trai bị mù màu mà bố mẹ bình thường thì mẹ mang alen gây bệnh.

Kiểu gen của người vợ là: XAXA :  XAXa

Ta có: tỷ lệ alen người vợ là:  XA :  Xa

Người chồng cho alen Y để sinh con trai, do đó xác suất người con trai đó bị mù màu là .

Câu 3 trang 53 SGK Sinh học 12: Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính X hay do gen trên NST thường quy định

Phương pháp giải:

Ở người không thể tiến hành các phép lai, chỉ có thể nghiên cứu bằng phả hệ

Trả lời:

Có thể theo dõi phả hệ để biết được bệnh di truyền do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường hay trên nhiễm sắc thể X quy định nhờ đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính. Đó là: Gen trên NST X có sự di truyền chéo, mẹ truyền gen bệnh cho con trai, bố truyền gen bệnh cho con gái.

Câu 4 trang 54 SGK Sinh học 12: Nêu đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân. Làm thế nào để biết được tính trạng nào đó là do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân quy định?

Trả lời:

Đặc điểm của di truyền ngoài nhân:

- Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau, biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ.

- Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái.

- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các định luật của thuyết di truyền NST vì tế bào chất không được phân đều cho các tế bào con theo quy luật di truyền chặt chẽ như gen nhân.

- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được truyền theo dòng mẹ, nhưng không phải tất cả các tính trạng di truyền theo mẹ đều liên quan với các gen trong tế bào chất.

- Tế bào là một đơn vị di truyền trong đó nhân đóng vai trò chính, nhưng tế bào chất cũng đóng vai trò nhất định. Hai hệ thống di truyền qua NST và di truyền ngoài NST tác động qua lại lẫn nhau, đảm bảo cho sự tồn tại. sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

* Phân biệt căn cứ vào đặc điểm khác nhau:

Giải Sinh Học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (ảnh 1)

Câu 5 trang 54 SGK Sinh học 12: Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch mà khác nhau ở 2 giới (ở loài có cơ chế xác định giới tính kiểu XX - XY) thì kết luận nào được rút ra ở dưới đây là đúng?

A. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X.

B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.

D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y.

D. Không có kết luận nào nêu trên là đúng.

Trả lời:

Chưa thể xác định được gen nằm trên NST X hay Y

Ý C sai vì nếu là di truyền theo tế bào chất thì kiểu hình đời con là giống nhau và giống cơ thể mẹ.

Chọn D

Lý thuyết Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

I. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nst

- NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính (có thể chứa các gen quy định tính trạng thường).

Giải Sinh Học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (ảnh 2)

- Trong thiên nhiên đã gặp 1 số kiểu NST giới tính như sau : XX, XY, XO …( XX là đồng giao tử, XY hoặc XO là dị giao tử). Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặp  XY có vùng tương đồng, có vùng ko tương đồng, cặp XO không tương đồng.

II. Di truyền liên kết với giới tính

1. Khái niệm: Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trên các NST giới tính.

1.1. Đối với các gen nằm trên đoạn tương đồng của NST giới tính thì di truyền tuân theo các quy luật của gen trên NST thường (sự di truyền giả NST thường).

1.2. Đối với các gen nằm trên vùng không tương đồng.

* Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X

Giải Sinh Học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (ảnh 3)

Giải Sinh Học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (ảnh 4)

- Di truyền theo quy luật chéo. Ví dụ: gen lặn trên NST giới tính X của bố được di truyền cho con gái, sau đó được biểu hiện ở cháu trai.

- Kết quả lai thuận nghịch là khác nhau, có lúc tỉ lệ đều ở 2 giới, có lúc khác nhau ở 2 giới.

* Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y

- Tính trạng do gen này quy định được di truyền theo quy luật di truyền thẳng. Tính trạng được di truyền trực tiếp cho 1 giới dị giao XY. Tính trạng được biểu hiện 100%.

Ví dụ: Ở người, tật dính ngón tay 2, 3; túm lông sau tai chỉ có ở nam giới.

2. Ý nghĩa

- Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được ứng dụng để phân biệt giới đực hoặc giới cái ở giai đoạn sớm phát triển của cá thể → điều chỉnh tỉ lệ đực, cái theo mục tiêu sản xuất.

- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính; dự đoán được xác suất xuất hiện các tính trạng, các tật bệnh di truyền liên kết với giới tính → đề xuất phương pháp trị liệu.

III. Di truyền ngoài nhân (di truyền theo dòng mẹ/ di truyền tế bào chất/ di truyền ngoài nst)

- Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch là khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ do gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở ngoài nhân.

Giải Sinh Học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (ảnh 5)

- Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng.

Đặc điểm của di truyền ngoài NST:

- Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ.

- Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định sẽ vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.

- Các tính trạng di truyền không tuân theo quy luật di truyền của nhiễm sắc thể. Vì tế bào chất không được phân phối đồng đều tuyệt đối cho các tế bào con như đối với nhiễm sắc thể.

Sơ đồ tư duy Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân:

Giải Sinh Học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (ảnh 7)
Đánh giá

0

0 đánh giá