Lý thuyết So sánh các phân số. Hỗn số dương (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 6

2 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 2: So sánh các phân số. Hỗn số dương sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 6.

Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 2: So sánh các phân số. Hỗn số dương

A. Lý thuyết So sánh các phân số. Hỗn số dương

1. So sánh các phân số

a) So sánh hai phân số

Trong hai phân số khác nhau luôn có một phân số nhỏ hơn phân số kia.

- Nếu phân số ab nhỏ hơn phân số cd thì ta viết ab<cd hay cd>ab. 

- Phân số lớn hơn 0 gọi là phân số dương.

- Phân số nhỏ hơn 0 gọi là phân số âm.

- Nếu ab<cd và cd<eg thì ab<eg. 

b) Cách so sánh hai phân số

* So sánh hai phân số cùng mẫu

Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

Ví dụ 1. So sánh hai phân số 13 và 23.

Hướng dẫn giải

Ta thấy hai phân số trên cùng mẫu số là 3, tử số của hai phân số là 1 < 2

Nên 13<23 hay 23>13. 

Chú ý: Với hai phân số có cùng một mẫu nguyên âm, ta đưa chúng về hai phân số có cùng mẫu nguyên dương rồi so sánh.

Ví dụ 2. So sánh hai phân số 13 và  23

Hướng dẫn giải

Ta có: 13=13 và 23=23 

Hai phân số có cùng mẫu số là 3, tử số của hai phân số là ‒1 < 2 nên 13<23.

Do đó  13<23.

*So sánh hai phân số không cùng mẫu

Để so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta quy đồng mẫu hai phân số đó (về cùng một mẫu dương) rồi so sánh các tử với nhau. Phân số nào có tử lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

Bước 1: Quy đồng mẫu hai phân số đã cho (về cùng một mẫu dương)

Bước 2: So sánh tử của các phân số: Phân số nào có tử lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

Ví dụ 3. So sánh hai phân số 38 và 57.

Hướng dẫn giải

Ta có 57=57=5.87.8=4056 và 38=3.78.7=2156 

Do ‒40 < ‒21 nên 4056<2156.

Vậy 57<38. 

2. Hỗn số dương

Viết một phân số lớn hơn 1 thành tổng của một số nguyên dương và một phân số nhỏ hơn 1 (với tử và mẫu dương) rồi viết chúng liền nhau thì được 1 hỗn số dương.

Ví dụ 4.

a) Phân số 133=4.3+13=4.33+13=4+13=413.

Do đó phân số 133 còn được viết dưới dạng hỗn số là 413.  

b) Hỗn số 234=2+34=2.44+34=8+34=114.

Do đó hỗn số 234 viết dưới dạng phân số là 114.  

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. So sánh các phân số sau:

a) 25 và 35;

b) 13 và 56;

c) 57 và 711;

d) 56 và  6370.

Hướng dấn giải

a) 25 và 35

Ta có: 25=25

Do ‒2 > ‒3 nên 25>35.

Vậy 25>35;

b) 13 và 56

Ta có 13=1.23.2=26

Vì 2 < 5 nên 26<56 

Vậy 13<56. 

c) 57 và 711 

Ta có: 57=57=(5).117.11=5577 và 711=711=7.711.7=4977 

Vì 55 > 49 nên –55 < –49 do đó 5577<4977.

Vậy 57<711. 

d) 56 và 6370 

Ta có: 56>0 và 6370<0

Do đó 56>0>6370

Vậy 56>6370.

Bài 2. Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: 29;34;112;56;58;112.

Hướng dấn giải

Ta chia các số 29;34;112;56;58;112. thành hai nhóm:

Nhóm 1: gồm các số 34;56;112.

Nhóm 2: gồm các số 29;112;58.

Ta đi so sánh nhóm 1: 34;56;112.

Có  34=3.34.3=91256=5.26.2=1012 và 112=1+12=22+12=32=3.62.6=1812. 

Do 9 < 10 < 18 nên 912<1012<1812 

Vậy 34<56<112. 

Ta đi so sánh nhóm 2: 29;112;58.

Vì 29<59<58 nên 29>58

Vì 29>212>112 nên 29<112

Do đó 58<29<112

Trong tất cả các phân số thì phân số âm luôn nhỏ hơn phân số dương, do đó ta có:

58<29<112<34<56<112.

Vậy ta có thể sắp xếp theo thứ tự tăng dần là 58;29;112;34;56;112.

Bài 3. Viết các đại lượng sau dưới dạng phân số và so sánh:

a) Thời gian nào dài hơn: 2 giờ 45 phút hay 214 giờ?      

b) Vận tốc nào nhỏ hơn: 56 km/h hay 79 km/h?

Hướng dẫn giải

a) Ta có 45 phút = 4560 giờ = 45:1560:15 giờ = 34 giờ

Do đó 2 giờ 45 phút = 2+34 giờ = 84+34 giờ = 114 giờ.

214 giờ = 2+14 giờ = 84+14 giờ = 94 giờ.

Vì 11 > 9 nên 114>94

Do đó 2 giờ 45 phút > 214 giờ.

Vậy 2 giờ 45 phút dài hơn 214 giờ.

b) Ta có  79=7.69.6=4254  và 56=5.96.9=4554

Vì 42 < 45 nên 4254<4554        

Do đó 79 km/h < 56 km/h

Vậy vận tốc 79 km/h nhỏ hơn 56 km/h.

Bài 4. Điền số nguyên thích hợp vào các chỗ trống sau:

a) 1015<...15<...15<...15<...15<1515;

b) 511<...11<...11<...11<111;

Hướng dẫn giải

a) Giả sử 1015<a15<b15<c15<d15<1515

Ta thấy các phân số trên đều có mẫu số chung là 15, do đó ta có:

10 < a < b < c < d < 15

Mà a, b, c, d là các số nguyên nên a = 11, b = 12, c = 13, d = 14.

Vậy các số nguyên điền vào chỗ trống lần lượt là: 11; 12; 13; 14.

b) Giả sử 511<x11<y11<z11<111

Suy ra  511<x11<y11<z11<111

Do đó ‒5 < ‒x < ‒y < ‒z < ‒1

Hay 5 > x > y > z > 1

Mà x, y, z là các số nguyên nên x = 4, y = 3, z = 2.

Vậy các số nguyên cần điền vào chỗ trống lần lượt là 4; 3; 2.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Phân số với tử và mẫu là số nguyên

Lý thuyết Bài 2: So sánh các phân số. Hỗn số dương

Lý thuyết Bài 3: Phép cộng. Phép trừ phân số

Lý thuyết Bài 4: Phép nhân, phép chia phân số

Lý thuyết Bài 5: Số thập phân

Đánh giá

0

0 đánh giá