Sách bài tập KHTN 8 Bài 18 (Kết nối tri thức): Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

3.7 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

Bài 18.1 trang 51 Sách bài tập KHTN 8: Tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi đại lượng nào? Đại lượng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Lời giải:

- Tác dụng làm quay của lực được đặc trưng bởi moment lực.

- Moment lực phụ thuộc vào độ lớn của lực.

Bài 18.2 trang 51 Sách bài tập KHTN 8: Một thanh thẳng có thể quay quanh trục O (hình 18.1) lần lượt tác dụng lực F (phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn không đổi) vào các vị trí A, B, C, O. Tác dụng làm quay của lực F tại vị trí nào là lớn nhất?

Một thanh thẳng có thể quay quanh trục O (hình 18.1) lần lượt tác dụng lực F

A. Vị trí O.                     

B. Vị trí C.                     

C. Vị trí A.                     

D. Vị trí B.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Vị trí A xa trục quay nhất nên tác dụng làm quay của lực F tại vị trí A là lớn nhất.

Bài 18.3 trang 51 Sách bài tập KHTN 8: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các câu dưới đây khi nói về tác dụng làm quay của lực.

STT

Nói về tác dụng làm quay của lực

Đánh giá

1

Lực tác dụng vào vật có giá song song với trục quay thì sẽ làm quay vật.

Đúng

Sai

2

Lực tác dụng vào vật có giá cắt trục quay thì sẽ làm quay vật.

Đúng

Sai

3

Lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm quay vật.

Đúng

Sai

4

Lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.

Đúng

Sai

5

Giá của lực càng cách xa trục quay, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn.

Đúng

Sai

Lời giải:

1 – Sai ;    2 – Sai ;     3 – Đúng ;      4 – Đúng ;    5 – Đúng.

Bài 18.4 trang 52 Sách bài tập KHTN 8: Hình 18.2 mô tả cân đòn ở trong phòng thí nghiệm, đây là loại cân có trục quay ở giữa. Đòn cân được cân bằng ở trục quay. Cái cân được dùng để cân khối lượng của một vật.

a. Dựa vào điều gì trên hình 18.2 mà em có thể kết luận rằng vật ở đĩa A nặng hơn vật ở đĩa B.

b. Hãy vẽ hình biểu diễn các lực do các vật đặt ở hai bên đĩa cân tác dụng lên đĩa cân.

Hình 18.2 mô tả cân đòn ở trong phòng thí nghiệm, đây là loại cân có trục quay ở giữa

Lời giải:

a. Vật đặt trên đĩa cân A nặng hơn vật đặt trên đĩa cân B vì cán cân nghiêng về phía quả nặng A tức lực tác dụng của quả nặng A lên trục quay lớn hơn lực tác dụng của quả nặng B lên trục quay mà lực tác dụng lên trục quay ở đây chính là trọng lượng của vật. Do đó trọng lượng quả nặng A lớn hơn trọng lượng quả nặng B.

b.

Hình 18.2 mô tả cân đòn ở trong phòng thí nghiệm, đây là loại cân có trục quay ở giữa

Bài 18.5 trang 52 Sách bài tập KHTN 8: Hình 18.3 mô tả hai bạn A và B ngồi trên bập bênh. Bập bênh là một thanh dài cân bằng trên trục quay. Trục quay nằm ở chính giữa của thanh.

Hãy đề xuất hai cách để hai bạn A và B có thể làm cân bằng được cái bập bênh.

Hình 18.3 mô tả hai bạn A và B ngồi trên bập bênh

Lời giải:

Trả lời

Hình 18.3 bập bênh đang nghiêng về phía bạn B. Hai cách để bập bênh cân bằng là:

- Cách 1: Bạn A dịch chuyển ra xa trục quay.

- Cách 2: Bạn B dịch chuyển lại gần trục quay.

Bài 18.6 trang 52 Sách bài tập KHTN 8: Hình 18.4 cho thấy bác thợ dùng cờ lê để vặn một cái bu long, lực tác dụng của bác thợ đẩy vào tay cầm của cờ lê làm nó quay.

Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vị trí đặt tay của bác thợ khi dùng cờ lê.

Hình 18.4 cho thấy bác thợ dùng cờ lê để vặn một cái bu long

Lời giải:

Vị trí cầm cờ lê sao cho giá của lực tác dụng càng xa trục quay thì tác dụng làm quay càng lớn.

Bài 18.7 trang 52 Sách bài tập KHTN 8: Em hãy tự làm một cái cân đơn giản bằng cách dùng một mảnh gỗ cân bằng trên một trục quay (hình 18.5). Chuẩn bị một số vật dụng: Thanh gỗ, móc áo, cốc nhựa,…

a. Dùng quả nặng có trọng lượng 1 N. Hãy tìm trong số các đồ vật mà em có, vật nào nặng hơn 1 N, vật nào nhẹ hơn 1 N.

b. Em hãy đề xuất cách dùng cái cân của em để xác định trọng lượng của các vật mà em có ở trên.

Em hãy tự làm một cái cân đơn giản bằng cách dùng một mảnh gỗ cân bằng trên một trục quay

Lời giải:

a. Vật nặng hơn 1 N: quyển sách, hộp bút.

Vật nhẹ hơn 1 N: cái bút, cục tẩy.

b. Đề xuất cách dùng: Em có thể lấy 100 ml nước trắng (có khối lượng xấp xỉ 100 g thì có trọng lượng gần bằng 1 N) đổ vào một bên xô, bên còn lại cho các vật vào cân.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 17: Lực đẩy Archimedes

Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng

Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Bài 21: Dòng điện, nguồn điện

Bài 22: Mạch điện đơn giản

Đánh giá

0

0 đánh giá