23 câu Trắc nghiệm Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc (Cánh diều) có đáp án 2023 – Toán 6

690

Tailieumoi.vn xin giới thiệu tài liệu Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc sách Cánh diều. Tài liệu gồm 23 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

Câu 1: Chọn câu đúng:

A. (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) = 20     

B. (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) = – 20

C. (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) = 30     

D. (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) = – 10

Lời giải

Ta có: (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) 

= [(– 7) + (– 13)] + [1 100 + (– 1 100)]

= – 20 + 0 = – 20

Chọn đáp án B.

Câu 2: Kết quả của phép tính 898 – 1 008 là:

A. Số nguyên âm     

B. Số nguyên dương     

C. Số lớn hơn 3     

D. Số 0

Lời giải

Ta có: 898 – 1 008 = 898 + (– 1 008) = –  (1 008 – 898) = – 110

Số – 110 là một số nguyên âm nên A đúng.

Chọn đáp án A.

Câu 3: Hãy ghép mỗi dòng ở cột A với một dòng ở cột B để được đáp án đúng:

Cột A

 

Cột B

1. (2017 – 1994) – 2017

a) 0

2. (527 – 2018) – (27 – 2018)

b) – 1994

3. (– 24) – (76 – 100)

c) 500

 

A. 1 – b; 2 – c; 3 – a

B. 1 – a; 2 – c; 3 – b

C. 1 – a; 2 – b; 3 – c

D. 1 – c; 2 – a; 3 – b

Lời giải

Ta có:

(2017 – 1994) – 2017 

= 2017 – 1994 – 2017 

= (2017 – 2017) – 1994 

= – 1994

(527 – 2018) –  (27 – 2018) 

= 527 – 2018 – 27 + 2018 

= (527 – 27) + (2018 – 2018) 

= 500

(– 24) – (76 – 100) 

= – 24 – 76 + 100 

= – (24 + 76) + 100 

= – 100 + 100 = 0

Vậy ta nối 1 – b; 2 – c; 3 – a.

Chọn đáp án A.

Câu 4: Chọn câu đúng:

A. 170 – 228 = 58     

B. 228 – 892 < 0

C. 782 – 783 > 0     

D. 675 – 908 > – 3

Lời giải

Ta có:

• 170 – 228 = 170 + (– 228) = – (228 – 170) = – 58 ≠ 58 nên A sai.

• 228 – 892 = 228 + (– 892) = – (892 – 228) = – 664 < 0 nên B đúng.

• 782 – 783 = 782 + (– 783) = – (783 – 782) = – 1 < 0 nên C sai.

• 675 – 908 = 675 + (– 908) = – (908 – 675) = – 233 < – 3 nên D sai.

Chọn đáp án B.

Câu 5: Biểu diễn hiệu (– 28) – (–32) thành dạng tổng là:

A. (– 28) + (– 32)

B. (– 28) + 32

C. 28 + (– 32)

D. 28 + 32

Lời giải

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b.

Ta có: số đối của – 32 là 32 nên: (– 28) – (–32) = – 28 + 32.

Chọn đáp án B.

Câu 6: Kết quả của phép tính 23 – 17 là:

A. – 40     

B. – 6     

C. 40     

D. 6

Lời giải

Ta có: 23 – 17 = 6

Chọn đáp án D.

Câu 7: Khoảng cách giữa hai điểm 5 và – 2 trên trục số là:

A. – 3

B. 3

C. – 7

D. 7

Lời giải

Khoảng cách giữa hai điểm 5 và – 2 trên trục số là:

5 –  (– 2) = 5 + 2 = 7.

Chọn đáp án D.

Câu 8: Tính 125 – 200

A. – 75     

B. 75     

C. – 85     

D. 85

Lời giải

Ta có: 125 – 200 = 125 + (– 200) = – (200 – 125) = – 75.

Chọn đáp án A.

Câu 9: Kết quả của phép tính (– 98) + 8 + 12 + 98 là:

A. 0     

B. 4     

C. 10     

D. 20

Lời giải

Ta có: (– 98) + 8 + 12 + 98 

= [(– 98) + 98] + (8 + 12)

= 0 + 20 = 20

Chọn đáp án D.

Câu 10: Tổng a – (b – c – d) bằng:

A. a – b – c – d

B. a + b – c – d

C. a – b + c + d

D. a + b + c + d

Lời giải

Ta có: a – (b – c – d) = a – b + c + d (áp dụng quy tắc dấu ngoặc).

Chọn đáp án C.

Câu 11: Nếu a + c = b + c thì:

A. a = b     

B. a < b     

C. a > b     

D. Cả A, B, C đều sai.

Lời giải

Ta có: Nếu a + c = b + c thì a = b.

Chọn đáp án A.

Câu 12: Đơn giản biểu thức x + 1 982 + 172 + (– 1 982) – 162 ta được kết quả là:

A. x – 10     

B. x + 10     

C. 10     

D. x

Lời giải

Ta có: x + 1 982 + 172 + (– 1 982) – 162 

= x + [1 982 + (– 1 982)] + (172 – 162)

= x + 0 + 10 

= x + 10

Chọn đáp án B.

Câu 13: Tổng (– 43 567 – 123) + 43 567 bằng:

A. – 123     

B. – 124     

C. – 125     

D. 87 011

Lời giải

Ta có: (– 43 567 – 123) + 43 567 

= – 43 567 – 123 + 43 567

= [(– 43 567) + 43 567] + (– 123)  

= 0 + (– 123) = – 123

Chọn đáp án A.

Câu 14: Đơn giản biểu thức (– 65) – (x + 35) + 101

A. x

B. x – 1

C. 1 – x

D. – x

Lời giải

Ta có:

(– 65) – (x + 35) + 101 

= – 65 – x – 35 + 101

= – 65 – 35 + 101 – x 

= – (65 + 35) + 101 – x

= – 100 + 101 – x 

= (101 – 100) – x = 1 – x

Chọn đáp án C.

Câu 15: Cho số nguyên b và b – x = – 9. Tìm x.

A. – 9 – b     

B. – 9 + b     

C. b + 9     

D. – b + 9

Lời giải

Ta có: b – x = – 9

     – x = – 9 – b

         x = 9 + b

Vậy x = 9 + b = b + 9.

Chọn đáp án C.

Câu 16: Số nguyên x nào dưới đây thỏa mãn x – 8 = 20.

A. x = 12     

B. x = 28     

C. x = 160     

D. x = – 28

Lời giải

Ta có: x – 8 = 20

           x = 20 + 8

           x = 28

Vậy x = 28.

Chọn đáp án B.

Câu 17: Tìm x biết 9 + x = 2.

A. 7     

B. – 7     

C. 11     

D. – 11

Lời giải

Ta có: 9 + x = 2

                 x = 2 – 9

                 x = – 7

Vậy x = – 7.

Chọn đáp án B.

Câu 18: Tính hợp lý (– 1 215) – (– 215 + 115) – (– 1 115) ta được:

A. – 2 000     

B. 2 000     

C. 0     

D. 1 000

Lời giải

Ta có: (– 1 215) – (–215 + 115) – (– 1 115) 

     = (– 1 215) + 215 – 115 + 1 115

     = [(– 1 215) + 215] + [(– 115) + 1 115]

     = (– 1 000) + 1 000 = 0

Chọn đáp án C.

Câu 19: Giá trị của x thỏa mãn – 15 + x = – 20

A. – 5     

B. 5     

C. – 35     

D. 15

Lời giải

Ta có: – 15 + x = – 20

      x = (– 20) – (– 15)

         x = (– 20) + 15

        x = – 5

Vậy x = – 5.

Chọn đáp án A.

Câu 20: Tìm x biết (– 12) + x = (– 15) – (– 87).

A. 84

B. – 84

C. – 114

D. – 90

Lời giải

Ta có: 

(– 12) + x = (– 15) – (– 87)

(– 12) + x = (– 15) + 87

(– 12) + x = 87 – 15

(– 12) + x = 72

x = 72 – (– 12)

x = 72 + 12

x = 84

Vậy x = 84.

Chọn đáp án A

Câu 21: Số nguyên x thỏa mãn x – (15 – x) = x + 16 là:

A. 1

B. 31

C. 16

D. – 31

Lời giải

Ta có:

x – (15 – x) = x + 16

x – 15 + x = x + 16

x + x – x = 16 + 15

x = 31

Vậy x = 31.

Chọn đáp án B.

Câu 22: Tìm số nguyên x biết tổng của ba số nguyên 15; – 3 và x bằng 23.

A. 11

B. – 11

C. 25

D. – 25

Lời giải

Ta có:

15 + (– 3) + x = 23

12 + x = 23

x = 23 – 12

x = 11

Vậy x = 11.

Chọn đáp án A.

Câu 23: Tìm số nguyên x biết 34 – (25 + 34) = x – (25 – 9)

A. 10

B. – 10

C. 9

D. – 9

Lời giải

34 – (25 + 34) = x – (25 – 9)

34 – 25 – 34 = x – 16

34 – 34 – 25 = x – 16

– 25 = x – 16

– 25 + 16 = x

– (25 – 16) = x

– 9 = x

Vậy x = – 9.

Chọn đáp án D. 

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán lớp 6 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Phép cộng các số nguyên

Trắc nghiệm Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

Trắc nghiệm Bài 5: Phép nhân các số nguyên

Trắc nghiệm Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên

Trắc nghiệm Bài 1: Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều

Đánh giá

0

0 đánh giá