Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 34 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Trả lời:
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phần hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
1. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Trả lời:
Cây càng trường thành hệ rễ, lá, thân cây càng phát triển về cấu trúc và kích thước. Đến thời điểm thích hợp cơ quan sinh sản của cây (Hoa) sẽ được tạo ra giúp cây duy trì nòi giống.
Trả lời:
- Dấu hiệu của sự sinh trưởng: sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể từ trứng đến gà con và gà trưởng thành.
- Dấu hiệu của sự phát triển: Cơ thể phân hóa, hoàn thiện đầy đủ các chức năng, như cánh to rộng, hoàn thiện lông và mào, có khả năng sinh sản.
Phương pháp giải:
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phần hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
Trả lời:
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
Trả lời:
2. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Phương pháp giải:
Quan sát hình sau, đọc và ghi nhớ các chú thích:
Trả lời:
- Mô phân sinh đỉnh nằm vị trí đỉnh của thân và rễ.
- Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân.
Phương pháp giải:
Quan sát hình sau, đọc và ghi nhớ các chú thích:
Trả lời:
- Mô phân sinh đỉnh có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân và rễ.
- Mô phân sinh bên có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.
Luyện tập trang 157 KHTN lớp 7: Hãy kể tên một số loại cây có mô phân sinh bên.
Phương pháp giải:
Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.
Trả lời:
- Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.
Trả lời:
- Các giai đoạn trong vòng đời của cây cam: Hạt, cây con, cây trưởng thành, ra hoa, kết quả.
- Giai đoạn sinh trưởng: Cây mầm phát triển thành cây con, cây con lớn lên thành cây trưởng thành, quả non thành quả chín.
- Giai đoạn phát triển: Hạt nảy mầm, ra hoa, kết trái.
Luyện tập trang 157 KHTN lớp 7: Hãy vẽ vòng đời của một cây có hoa mà em biết
Phương pháp giải:
Chọn một cây mà em thích để vẽ sơ đồ vòng đời.
Trả lời:
Ví dụ:
- Vòng đời cây lê:
- Vòng đời cây cà tím:
- Vòng đời cây bí:
3. Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Phương pháp giải:
Quan sát hình và phân tích.
Trả lời:
- Giai đoạn nòng nọc không hề giống với ếch trưởng thành. Nòng nọc có đầu thuôn nhỏ, thân hình và vây đuôi giống cá.
- Giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch:
+ Giai đoạn sinh trưởng:
nòng nọc → nòng nọc 2 chân → nòng nọc 4 chân
Ếch con → ếch trưởng thành
+ Giai đoạn phát triển:
Trứng → nòng nọc → ếch
Phương pháp giải:
Xác định con người sinh trưởng và phát triển qua những giai đoạn nào và vẽ lại sơ đồ.
Trả lời:
Trả lời:
BÁO CÁO PHÂN TÍCH VÒNG ĐỜI CỦA CÁ CHÉP
- Môi trường sống: Nước ngọt.
- Cá chép thuộc lớp cá xương, đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phát triển qua giai đoạn ấu trùng (cá con mới nở).
Đến mùa sinh sản. cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15 - 20 vạn trứng vào các cây thuỷ sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài). Những trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi. Ấu trùng cá con nở ra bắt đầu quá trình kiếm ăn, Cá trưởng thành là khi đã hoàn thiện và cấu tạo và kích thước, chúng sẽ bắt đầu một chu kì sinh sản mới.
Bài tập (trang 158)
Bài 1 trang 158 KHTN lớp 7: Sinh trưởng ở sinh vật là
A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
B. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.
C. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào và mô.
D. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hoá tế bào.
Trả lời:
A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
Bài 2 trang 158 KHTN lớp 7: Cho các bộ phận sau:
(1) Đỉnh rễ (2) Thân | (3) Chồi nách (4) Chồi đỉnh | (5) Hoa (6) Lá |
Mô phân sinh đỉnh không có ở
A. (1), (2), (3). | B. (2), (3), (4). | C. (3), (4), (5). | D. (2), (5), (6). |
Trả lời:
D. (2), (5), (6).
Mô phân sinh đỉnh không nằm ở các vị trí hoa, thân , lá.
Mô phân sinh đỉnh nằm vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân và rễ.
Phương pháp giải:
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phần hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
Trả lời:
Ở người:
- Dấu hiệu của sự tăng trưởng là: Sự tăng về chiều cao và cân nặng cơ thể, tóc và móng mọc dài ra liên tục.
- Dấu hiệu của sự phát triển: Sự thay răng sữa ở trẻ, dấu hiệu hoàn thiện chức năng sinh sản (kinh nguyệt ở nữ, có dấu hiệu xuất tinh đầu tiên ở nam).
Lý thuyết KHTN 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
1. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
1.1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
+ Ví dụ: Sự tăng chiều cao và cân nặng của em bé.
Sự sinh trưởng của em bé
- Khái niệm phát triển: Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
+ Ví dụ: Cây ra rễ, ra lá, ra hoa, kết trái.
Sự phát triển của cây
1.2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền để cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
- Ví dụ: Hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên thành hoa, hình thành hạt và quả.
Quá trình sinh trưởng và phát triển ở cây cà chua
2. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
2.1. Vị trí và chức năng của mô phân sinh ở thực vật
- Cơ sở của sự sinh trưởng ở thực vật là sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.
Sinh trưởng đường kính thân ở thực vật
- Khái niệm mô phân sinh: Mô phân sinh là nhóm các tế bào có khả năng phân chia, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước.
- Phân loại mô phân sinh: Ở cây 2 lá mầm, mô phân sinh gồm có 2 loại là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
+ Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.
+ Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.
Các loại mô phân sinh ở cây Hai lá mầm
2.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật
- Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển trải qua các giai đoạn lần lượt là: hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → cây trưởng thành ra hoa → cây trưởng thành tạo quả và hạt.
Vòng đời của cây cam
3. Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm các giai đoạn khác nhau ở mỗi loài.
- Ví dụ:
+ Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn phôi, giai đoạn nòng nọc, giai đoạn nòng nọc 2 chân, giai đoạn nòng nọc 4 chân, giai đoạn ếch con và giai đoạn ếch trưởng thành. Từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn ếch trưởng thành xảy ra nhiều sự biến đổi về hình thái.
Vòng đời của ếch
+ Vòng đời của chó trải qua các giai đoạn: giai đoạn phôi, giai đoạn chó con, giai đoạn chó trưởng thành. Sự sinh trưởng và phát triển ở chó không trải qua biến thái.
Vòng đời của chó
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật