Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Tri thức lịch sử và cuộc sống

4.2 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài tập 1 trang 8 SBT Lịch sử 10Em hãy kể tên một đồ vật gia truyền hay một tục lệ riêng của gia đình em vẫn được duy trì đến ngày nay. Giải thích vì sao có đồ vật hoặc tục lệ này.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Tục lệ riêng: truyền nghề làm phấn nụ cho con gái, không truyền nghề cho con trai

- Nguyên nhân có tục lệ này:

Năm 1945, khi triều Nguyễn không còn, các cung nữ trở về đời sống thị dân. Cụ cố của em là người thị nữ duy nhất trong cung được tin tưởng giao trọng trách nắm giữ công thức pha chế và trực tiếp sản xuất phấn nụ để làm đẹp cho các bậc mẫu nghi chốn cung đình đã mang phương pháp bí truyền này, tiếp tục sản xuất, bán ra dân như một kế mưu sinh, nuôi sống cả gia đình.

+ Cụ cố chỉ chọn truyền nghề cho bà ngoại em bởi quan niệm “Truyền nghề cho con gái thì còn gọi là nghề của gia đình, chứ truyền cho con trai thì con dâu sẽ mang về nhà họ khác!”. 

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Bài tập 2 trang 8 SBT Lịch sử 10Hãy đọc tư liệu dưới đây và cho biết Trần Hưng Đạo đã tìm hiểu và kế thừa những sử liệu nào để làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Qua bài học này, em có thể học được điều gì có ích cho cuộc sống của bản thân?

“Miếu Vua Bà đặt cạnh đền thờ Trần Hưng Đạo bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử thuộc phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Theo các cụ quản lí di tích miếu Vua Bà kể lại: Xưa kia có bà bán hàng nước bên gốc cây Quếch cổ thụ. Trước khi trận chiến Bạch Đằng xảy ra, Trần Hưng Đạo đã đi thị sát vùng cửa sông Bạch Đằng và đã hỏi bà hàng nước về con nước thuỷ triều lên xuống. Bà đã cung cấp cho Trần Hưng Đạo lịch con nước thuỷ triều và địa thế lòng sông để Trần Hưng Đạo xây dựng trận địa cọc và bố trí quân mai phục. Bà còn mách bảo trại Yên Hưng nhiều cỏ cây dễ cháy hãy làm bè mảng mà thiêu đốt thuyền giặc. Sau khi thắng giặc, Trần Hưng Đạo đã quay lại tìm bà hàng nước nhưng không thấy, liền xin vua Trần sắc phong bà làm Vua Bà và lập miếu thờ bên cạnh cây Quếch cổ thụ.”

(Nguồn: http://quangyen.vn/TinTuc/71-759/di-tich-bach-dang/mieu-vua-ba.

htm#di-tich-bach-dang)

Trả lời:

- Để làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo đã tìm hiểu và kế thừa những sử liệu về:

+ Sự lên xuống của con nước thủy triều tại sông Bạch Đằng;

+ Địa thế lòng sông Bạch Đằng;

+ Địa vật hai bên bờ sông Bạch Đằng.

- Bài học: vận dụng tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại.

Bài tập 3 trang 9 SBT Lịch sử 10: Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.

- Ô số 1 (13 chữ cái): Nơi diễn ra ba trận thuỷ chiến quan trọng thời Ngô, Tiền Lê và Trần.

- Ô số 2 (17 chữ cái): Hai trận quyết chiến chiến lược trong khởi nghĩa Lam Sơn.

- Ô số 3 (13 chữ cái): Tuyến phòng thủ quan trọng của nhà Lý trong trận chiến chống quân xâm lược Tống.

- Ô số 4 (14 chữ cái): Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm trong trận đánh lịch sử nào?

- Ô số 5 (11 chữ cái): Chiến thắng lịch sử buộc Pháp kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève).

Sách bài tập Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ô chữ chủ (12 chữ cái trong ô xám đậm): Một trong những giá trị quan trọng của khoa học Lịch sử đối với hiện tại và tương lai là .....................................

Trả lời:

- Giải ô chữ:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

 

 

S

O

N

G

B

A

C

H

D

A

N

G

 

 

 

2

C

H

I

L

A

N

G

X

U

O

N

G

G

I

A

N

G

3

 

 

S

O

N

G

N

H

U

N

G

U

Y

E

T

 

 

4

R

A

C

H

G

A

M

X

O

A

I

M

U

T

 

 

 

5

 

 

D

I

E

N

B

I

E

N

P

H

U

 

 

 

 

- Ô chữ chủ đề: BÀI HỌC LỊCH SỬ

Bài tập 4 trang 9 SBT Lịch sử 10Em hãy lập hồ sơ thông tin về di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long. Hãy nêu suy nghĩ của em về giá trị của di tích đối với cuộc sống xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Thông tin cơ bản về Hoàng thành Thăng Long

- Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội, phản ánh tiến trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam từ thời Bắc thuộc cho đến ngày nay.

- Quần thể kiến trúc Hoàng thành Thăng Long được xây dựng trải qua nhiều giai đoạn và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở Việt Nam.

- Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu di tích Thành cổ Hà Nội.

+ Tại Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đã phát hiện dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cổ, cùng nhiều hiện vật có giá trị

+ Khu di tích Thành cổ Hà Nội là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và khảo cổ học tiêu biểu như: Điện Kính Thiên, Cửa Bắc, Tường bao, Tám cổng hành cùng thời Nguyễn, Cột cờ Hà Nội, Hậu Lầu, Đoan Môn, Di tích Nhà và hầm D67,...

Yêu cầu số 2: Giá trị của Hoàng thành Thăng Long

- Minh chứng duy nhất về sự tiến hoá của nền văn minh dân tộc trong lịch sử phát triển của nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á tại vùng Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ từ thế kỉ VII được tiếp nối đến thế kỉ XIX, XX

- Khu di tích duy nhất có bề dày lịch sử văn hoá trên 10 thế kỉ liên tục với vai trò là trung tâm quyền lực và kinh đô quốc gia. Là không gian hội tụ đầy đủ 3 cơ sở sử liệu về nhận thức Thăng Long - Hà Nội: Tư liệu lịch sử, di tích trên mặt đất và di tích khảo cổ học trong lòng đất.

- Giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, kĩ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan độc đáo. Năm 2010, được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá thế giới.

- Mở ra những cơ hội hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị cho di sản.

Bài tập 5 trang 10 SBT Lịch sử 10: Hãy kể một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử được em vận dụng vào thực tiễn.

Trả lời:

Một số tri thức lịch sử/ bài học lịch sử được vận dụng vào đời sống thực tiễn:

+ Vận dụng tri thức về quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước Văn Lang để phản biện lại quan điểm “Việt Nam có hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước”.

+ Phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái.

+ …

Bài tập 6 trang 10 SBT Lịch sử 10Em hiểu như thế nào là cội nguồn? Vì sao con người có nhu cầu tìm hiểu về cội nguồn của bản thân và xã hội?

Trả lời:

Cội nguồn được hiểu là: gốc gác, nơi phát sinh ra…

- Tìm hiểu về cội nguồn là một nhu cầu tự thân của con người.

Bài tập 7 trang 10 SBT Lịch sử 10Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai:

+ Quá khứ, hiện tại và tương lai không tách biệt nhau mà luôn luôn gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau.

+ Quá khứ giúp con người hiểu biết hiện tại, dự đoán và có niềm tin vào tương lai.

+ Hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng những gì quá khứ để lại.

- Giá trị những bài học kinh nghiệm trong lịch sử:

+ Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, tri thức lịch sử là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

+ Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.

+ Tri thức lịch sử dân tộc giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

Bài tập 8 trang 10 SBT Lịch sử 10Hãy kể 3 tri thức lịch sử, bài học lịch sử mà em tiếp nhận và vận dụng vào thực tiễn.

Trả lời:

- 3 tri thức lịch sử mà em tiếp nhận:

+ Mốc thời gian ra đời của nhà nước Văn Lang.

+ Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc trước cuộc xâm lược của quân Nam Việt

+ Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu năm 1991.

- 3 Bài học kinh nghiệm mà em tiếp nhận, vận dụng vào thực tiễn:

+ Luôn nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, tương thân, tương ái.

+ Phân tích tình hình để đưa ra các phán đoán, nắm bắt thời cơ

+ Cảnh giác với các hành động gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

Bài tập 9 trang 11, 12 SBT Lịch sử 10Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1 trang 11 SBT Lịch sử 10: Tri thức lịch sử là tất cả

A. những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân loại.

B. các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.

C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài người.

D. các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người.

Trả lời:

Đáp án đúng là:  A

Câu 2 trang 11 SBT Lịch sử 10: Những tri thức lịch sử đã được con người nhận thức thể hiện dưới dạng nào dưới đây?

A. Sách, báo, băng ghi âm, bí quyết, kĩ năng

B. Kĩ năng, kinh nghiệm, niềm tin, bí quyết,...

C. Tác phẩm sử học, bí quyết, kĩ năng thực hành,...

D. Văn bản, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,...

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 11 SBT Lịch sử 10: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử từ trải nghiệm thực tế?

A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng... được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích luỹ từ thực tế.

C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích luỹ.

D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 4 trang 11 SBT Lịch sử 10: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục?

A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích luỹ.

B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích luỹ từ thực tế.

C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 5 trang 12 SBT Lịch sử 10: Các bước thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức gồm:

A. xác định vấn đề, xác định đánh giá, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại.

B. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.

C. xác định vấn đề, thẩm định sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.

D. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, thẩm định sử liệu, xác định đánh giá.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 6 trang 12 SBT Lịch sử 10: Nội dung nào dưới đây không phải là bước xác định vấn đề khi thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức?

A. Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

B. Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

C. Đề xuất phương pháp thực hiện.

D. Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 7 trang 12 SBT Lịch sử 10: Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu phải

A. chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

B. xác định độ tin cậy, tính xác thực của nguồn sử liệu đã thu thập.

C. lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

D. ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 8 trang 12 SBT Lịch sử 10: Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị nào dưới đây?

A. Mỗi dân tộc tự nhận thức chính mình trong quan hệ quốc tế.

B. Tạo cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

C. Tạo điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

D. Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 9 trang 12 SBT Lịch sử 10: Mộc bản triều Nguyễn chứa đựng những tri thức lịch sử thuộc dạng nào dưới đây?

A. Tri thức ẩn, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.

B. Tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.

C. Tri thức ẩn, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.

D. Tri thức hiện, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 10 trang 12 SBT Lịch sử 10: Ở Việt Nam, nơi nào dưới đây tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hoá của công chúng?

A. Bảo tàng.

B. Thư viện.

C. Trung tâm lưu trữ.

D. Nhà văn hoá.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2:Tri thức lịch sử và cuộc sống

I. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

1. Vai trò

- Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm, có ý nghĩa quan trọng không chỉ với cá nhân mà cả xã hội.

- Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. Đây là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại toàn cầu hóa.

2. Ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Tri thức lịch sử luôn để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá. Tìm hiểu, đúc rút và vận dụng những bài học lịch sử là nhu cầu của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình phát triển.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ)

- Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, tri thức lịch sử là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc. Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.

- Tri thức lịch sử dân tộc giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

- Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và dự báo tương lai

II. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

1. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

- Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy.

- Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,… Muốn hiểu đúng và đầy đủ về việc lịch sử là một quá trình lâu dài.

- Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới.

- Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Qua đó, con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm và đời sống…

=> Khoa học lịch sử là một trong các ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế phải được duy trì thường xuyên, liên tục.

2. Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử

- Quá trình thu thập, xử lí thông tin tái hiện tri thức lịch sử gồm 4 bước:

* Bước 1: Xác định vấn đề:

+ Xác định đối tượng nghiên cứu

+ Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

+ Đề xuất phương pháp thực hiện.

* Bước 2: Sưu tầm sử liệu:

+ Ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

+ Khảo sát, sưu tầm, tập hợp những nguồn sử liệu liên quan.

* Bước 3: Chọn lọc, phân loại:

+ Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

+ Miêu tả, đánh giá, thẩm định các nguồn sử liệu liên quan.

* Bước 4: Xác định đánh giá: Xác định độ tin cậy, tính xác thực, giá trị thông tin của nguốn sử liệu đã thu thập.

- Tri thức lịch sử có hai dạng tồn tại:

+ Những tri thức đã được hiểu biết, nhận thức: thường được thể hiện cụ thể, để lại cho đời sau, được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

+ Những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế thường ẩn chứa trong mỗi cá nhân. Những tri thức này được truyền lại qua sách vở, qua học tập hoặc là bí kíp gia truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thành kinh nghiệm lịch sử, kĩ năng giúp đời sau tiếp thu và phát triển.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Mộc bản triều Nguyễn

- Hiện thực lịch sử tồn tại độc lập với ý thức của con người. Để hiểu biết sự thật lịch sử, về phương pháp đòi hỏi phải bắt đầu từ sử liệu, dùng sử liệu để khôi phục sự kiện; sau đó mới giải thích và đánh giá sự kiện.

3. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

- Lịch sử cung cấp cho con người những kinh nghiệm quý báu của người xưa trong cuộc sống, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học lịch sử là học được cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc từ những sự kiện, nhân vật lịch sử và cũng là “ôn cố nhi tri tân” (ôn cũ để biết mới).

- Lịch sử cho biết về những giá trị truyền thống và văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc. Nó nhắc nhở con người phải luôn nhớ về cội nguồn, để ra sức giữ gìn, bảo vệ quê hương, đất nước và những giá trị truyền thống mà các thế hệ đi trước đã để lại.

- Bảo tàng là nơi lưu giữ tập trung nhất các nguồn sử liệu của hiện thực lịch sử.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Học sinh học tập tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Đánh giá

0

0 đánh giá