Sách bài tập Hoá học 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Nhập môn Hóa học

4.6 K

Với giải sách bài tập Hoá học 10 Bài 1: Nhập môn Hóa học sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hoá học lớp 10 Bài 1: Nhập môn Hóa học

Giải SBT Hoá học 10 trang 5

Bài 1.1 trang 5 SBT Hóa học 10: Chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất trong các chất Cu, O2, N2, HCl, H2SO4, O3, NH4NO3, NaCl, Al, He, H2?

Lời giải:

- Đơn chất là chất chỉ chứa 1 nguyên tố hóa học. Vậy đơn chất là: Cu, O2, N2, O3, Al, He, H2.

- Hợp chất là chất chứa từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. Vậy hợp chất là: HCl, H2SO4, NH4NO3, NaCl.

Bài 1.2 trang 5 SBT Hóa học 10: Cho biết đâu là hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:

a. Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được.

b. Dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.

c. Nước đá để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.

d. Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao nóng chảy.

Lời giải:

- Hiện tượng vật lí: hiện tượng chất biến đổi nhưng không tạo thành chất khác.

Vậy hiện tượng vật lí là:

a. Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được.

c. Nước đá để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.

d. Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao nóng chảy.

- Hiện tượng hóa học: hiện tượng chất biến đổi tạo thành chất mới.

Vậy hiện tượng hóa học là:

b. Dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục.

Bài 1.3 trang 5 SBT Hóa học 10: Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học.

a. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.

b. Quá trình quang hợp của cây xanh.

c. Sự đông đặc ở mỡ động vật.

d. Li sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.

e. Quá trình bẻ đôi viên phấn.

f. Quá trình lên men rượu.

g. Quá trình ra mực của bút bi.

Lời giải:

- Hiện tượng vật lí: hiện tượng chất biến đổi nhưng không tạo thành chất khác.

Vậy hiện tượng vật lí là:

c. Sự đông đặc ở mỡ động vật.

e. Quá trình bẻ đôi viên phấn.

g. Quá trình ra mực của bút bi.

- Hiện tượng hóa học: hiện tượng chất biến đổi tạo thành chất mới.

Vậy hiện tượng hóa học là:

a. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.

b. Quá trình quang hợp của cây xanh.

d. Li sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.

f. Quá trình lên men rượu.

Bài 1.4 trang 5 SBT Hóa học 10: Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

b. Khí methane (CH4) cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.

c. Hòa tan acetic acid (CH3COOH) vào nước đựng dung dịch acetic acid loãng dùng làm giấm ăn.

d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2.

e. Mở nút chai nước giải khát loại có gas thấy có bọt sủi lên.

Lời giải:

- Hiện tượng vật lí: hiện tượng chất biến đổi nhưng không tạo thành chất khác.

Vậy hiện tượng vật lí là:

a. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

c. Hòa tan acetic acid (CH3COOH) vào nước đựng dung dịch acetic acid loãng dùng làm giấm ăn.

e. Mở nút chai nước giải khát loại có gas thấy có bọt sủi lên.

- Hiện tượng hóa học: hiện tượng chất biến đổi tạo thành chất mới.

Vậy hiện tượng hóa học là:

b. Khí methane (CH4) cháy tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.

d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2.

Giải SBT Hoá học 10 trang 6

Bài 1.5 trang 6 SBT Hóa học 10: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a. Vào mùa hè, băng ở hai cực Trái Đất tan dần.

b. Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.

c. Đốt cháy đường mía tạo thành chất màu đen và có mùi khét

d. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur).

e. Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu đen.

Lời giải:

- Hiện tượng vật lí: hiện tượng chất biến đổi nhưng không tạo thành chất khác.

Vậy hiện tượng vật lí là:

a. Vào mùa hè, băng ở hai cực Trái Đất tan dần.

d. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur).

- Hiện tượng hóa học: hiện tượng chất biến đổi tạo thành chất mới.

Vậy hiện tượng hóa học là:

b. Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.

c. Đốt cháy đường mía tạo thành chất màu đen và có mùi khét

e. Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu đen.

Bài 1.6 trang 6 SBT Hóa học 10: Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi hóa học trong các hiện tượng sau: “Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống và khí carbonic. Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc, thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng.”

Lời giải:

- Quá trình biến đổi vật lí:

+ người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp.

+ thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng.

- Quá trình biến đổi hóa học:

+ nung đá vôi ta được vôi sống và khí carbonic.

+ khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc.

Bài 1.7 trang 6 SBT Hóa học 10: Thanh sắt được nung nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt. Sau đó tiếp tục nung nóng dây sắt thì thu được chất bột màu nâu. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học

Lời giải:

- Hiện tượng vật lí: Thanh sắt được nung nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt.

- Hiện tượng hóa học: Tiếp tục nung nóng dây sắt thì thu được chất bột màu nâu.

Bài 1.8 trang 6 SBT Hóa học 10: Hãy lập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức “Bài 1. Nhập môn hóa học” trong SGK.

Lời giải:

Học sinh tham khảo sơ đồ tư duy sau:

Lập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức Bài 1. Nhập môn hóa học

Bài 1.9 trang 6 SBT Hóa học 10:

Dữ liệu sử dụng cho bài tập 1.9 và 1.10.

Để nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxi hóa và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ chanh, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các công việc sau:

* Tìm hiểu về cây chanh, công dụng và tác dụng dược lí của chanh cũng như hoạt tính kháng oxi hóa, kháng vi sinh vật của nó thông qua các công bố khoa học trong và ngoài nước.

* Thu hái mẫu vỏ chanh tại vườn chanh.

* Khảo sát sự trích li tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.

* Thử hoạt tính kháng oxi hóa, thử hoạt tính kháng vi sinh vật.

Hãy cho biết trong nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nào? Hãy chỉ ra phương pháp sử dụng cho mỗi công việc trên.

Lời giải:

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nào Bài 1.9 trang 6 sách bài tập Hóa học lớp 10

Bài 1.10 trang 6 SBT Hóa học 10:

Dữ liệu sử dụng cho bài tập 1.9 và 1.10.

Để nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxi hóa và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ chanh, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các công việc sau:

* Tìm hiểu về cây chanh, công dụng và tác dụng dược lí của chanh cũng như hoạt tính kháng oxi hóa, kháng vi sinh vật của nó thông qua các công bố khoa học trong và ngoài nước.

* Thu hái mẫu vỏ chanh tại vườn chanh.

* Khảo sát sự trích li tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.

* Thử hoạt tính kháng oxi hóa, thử hoạt tính kháng vi sinh vật.

Hãy chỉ rõ các bước nghiên cứu trong nghiên cứu trên tương ứng với những bước nào trong phương pháp nghiên cứu hóa học.

Lời giải:

- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxi hóa và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ chanh.

- Bước 2: Nêu giả thuyết khoa học: Tinh dầu vỏ chanh có hoạt tính kháng oxi hóa và hoạt tính kháng khuẩn.

- Bước 3: Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng):

+ Tìm hiểu về cây chanh, công dụng và tác dụng dược lí của chanh cũng như hoạt tính kháng oxi hóa, kháng vi sinh vật của nó thông qua các công bố khoa học trong và ngoài nước.

+ Thu hái mẫu vỏ chanh tại vườn chanh.

+ Khảo sát sự trích li tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.

+ Thử hoạt tính kháng oxi hóa, thử hoạt tính kháng vi sinh vật.

- Bước 4: Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề:

+ So sánh các chỉ số vật lí, thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxi hóa, kháng vi sinh vật của tinh dầu vỏ chanh Úc, Mỹ và vỏ chanh giấy.

+ Công bố: tinh dầu vỏ chanh giấy có đường kính vòng vô khuẩn cao nhất, sau đó đến tinh dầu vỏ chanh Mỹ và thấp nhất là tinh dầu vỏ chanh Úc. Nổi bật nhất là tinh dầu vỏ chanh giấy cho đường kính vòng vô khuẩn cao nhất với vi khuẩn thử nghiệm Shigella flexneri NCDC 2747 – 7.

Bài giảng Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học - Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Nhập môn Hóa học

Bài 2: Thành phần của nguyên tử

Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

Ôn tập chương 1

Lý thuyết Nhập môn hóa học

I. Đối tượng nghiên cứu hóa học

Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất

- Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học. Ví dụ:

+ Các chất hóa học được sử dụng làm nhiên liệu; nguyên liệu, vật liệu để sản xuất.

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

+ Điều chế các loại thuốc phòng và chữa bệnh cho con người, thiết bị y tế, mĩ phẩm, ...

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

+ Sản xuất phân bón, chất dẻo, các chất hóa học được sử dụng trong phòng thí nghiệm, ...

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

III. Phương pháp học tập hóa học

- Để học tốt môn Hóa học, chúng ta cần có phương pháp học tập đúng đắn thông qua một số hoạt động được thực hiện trên lớp học cũng như ở nhà:

+ Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp.

+ Rèn luyện tư duy hóa học.

+ Ghi chép.

+ Luyện tập thường xuyên.

+ Thực hành thí nghiệm.

+ Sử dụng thẻ ghi nhớ.

+ Hoạt động tham quan, trải nghiệm.

+ Sử dụng sơ đồ tư duy.

- Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học, bao gồm:

+ Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.

+ Phương pháp học tập thông qua thực hành, thí nghiệm.

+ Phương pháp luyện tập, ôn tập.

+ Phương pháp học tập trải nghiệm.

IV. Phương pháp nghiên cứu hóa học

1. Phương pháp nghiên cứu hóa học

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: là sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình, … cũng như các kết quả nghiên cứu đã có để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lý thuyết hóa học.

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: là nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng…

- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng: nhằm mục đích giải quyết các vấn đề hóa học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.

2. Các bước nghiên cứu hóa học

- Phương pháp nghiên cứu hóa học thường bao gồm một số bước:

(1) Xác định vấn đề nghiên cứu;

(2) Nêu giả thuyết khoa học;

(3) Thực hiện nghiên cứu (lý thuyết, thực nghiệm, ứng dụng);

(4) Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

- Ví dụ: Các bước để nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng.

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Đánh giá

5

1 đánh giá

1