Với giải sách bài tập Hoá học 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Hoá học lớp 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử
Bài 2.1 trang 7 SBT Hóa học 10: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron.
C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron
D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Phát biểu D không đúng do nguyên tử có cấu trúc rỗng.
Bài 2.2 trang 7 SBT Hóa học 10: Cho 1 mol kim loại X. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong 1 mol nguyên tử hydrogen.
B. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong mol carbon.
C. 1 mol X có khối lượng bằng khối lượng 1 mol hydrogen.
D. 1 mol X có khối lượng bằng khối lượng 1 mol carbon.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong 1 mol nguyên tử hydrogen.
Bài 2.3 trang 7 SBT Hóa học 10: Thành phần nào không bị lệch hướng trong trường điện?
A. Tia α.
B. Proton
C. Nguyên tử hydrogen
D. Tia âm cực
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử hydrogen trung hòa về điện nên không bị lệch hướng trong trường điện.
Bài 2.4 trang 7 SBT Hóa học 10: Phát biểu nào sai khi nói về neutron?
A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.
B. Có khối lượng bằng khối lượng proton.
C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron.
D. Không mang điện.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Phát biểu B sai vì: Khối lượng neutron xấp xỉ bằng khối lượng proton.
A. Lớp vỏ nguyên tử R có 26 electron.
B. Hạt nhân nguyên tử R có 26 proton.
C. Hạt nhân nguyên tử R có 26 neutron.
D. Nguyên tử R trung hòa về điện.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Biết điện tích lớp vỏ nguyên tử chỉ xác định được số proton và số electron chưa thể xác định được số neutron.
A. 12
B. 24
C. 13
D. 6
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Xét nguyên tử nguyên tố A:
+ Hạt nhân của nguyên tử có 24 hạt ⇒ số proton + số neutron = 24.
+ Số hạt không mang điện là 12 ⇒ số neutron là 12.
Vậy nguyên tử A có số electron = số proton = 24 – 12 = 12.
A. 13
B. 15
C. 27
D. 14
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Trong nguyên tử Al, số hạt electron = số hạt mang điện tích dương = 13.
Bài 2.8 trang 8 SBT Hóa học 10: Đặc điểm của electron là
A. mang điện tích dương và có khối lượng.
B. mang điện tích âm và có khối lượng.
C. không mang điện và có khối lượng.
D. mang điện tích âm và không có khối lượng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hạt electron mang điện tích âm và có khối lượng.
Bài 2.9 trang 8 SBT Hóa học 10: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
B. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm.
D. Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A không đúng, vì có một loại nguyên tử hydrogen không chứa neutron trong hạt nhân.
Bài 2.10 trang 8 SBT Hóa học 10: Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.
(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Phát biểu (3) và (5) đúng.
(1) sai vì có một loại nguyên tử hydrogen không có neutron.
(2) sai vì khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân nguyên tử.
(4) sai vì hạt nhân nguyên tử không chứa electron.
Lời giải:
Kết quả trong thí nghiệm bắn phá lá vàng của Rutherford chỉ ra sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử:
Đa số hạt α bay xuyên thẳng qua lá vàng mỏng với hướng di chuyển không đổi. Một số hạt α bị lệch hướng, chứng tỏ có va chạm trước khi bay ra khỏi lá vàng, một số hạt α bị lệch hướng do chịu tác động của một lượng lớn điện tích dương tập trung trong không gian rất nhỏ của nguyên tử vàng. Các electron của nguyên tử quay quanh lõi trung tâm, giống như các hành tinh quay quanh Mặt Trời. Phần lõi này được gọi là hạt nhân nguyên tử.
a) Trong ống tia âm cực, tia âm cực được phát ra từ điện cực âm được gọi là (1) ….
b) Đơn vị nhỏ nhất của một nguyên tố có thể tồn tại đơn lẻ hoặc tồn tại trong các phân tử được gọi là (2) …..
c) Hạt mang điện tích dương được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (3) ….
d) Hạt không mang điện tồn tại trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (4) ….
e) Hạt trong nguyên tử có khối lượng nhỏ nhất và khối lượng lớn nhất, tương ứng là (5) …. và (6) …..
Lời giải:
a) Trong ống tia âm cực, tia âm cực được phát ra từ điện cực âm được gọi là (1) cathode.
b) Đơn vị nhỏ nhất của một nguyên tố có thể tồn tại đơn lẻ hoặc tồn tại trong các phân tử được gọi là (2) nguyên tử.
c) Hạt mang điện tích dương được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (3) proton.
d) Hạt không mang điện tồn tại trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (4) neutron.
e) Hạt trong nguyên tử có khối lượng nhỏ nhất và khối lượng lớn nhất, tương ứng là (5) electron và (6) neutron.
Lời giải:
Thông qua các hiện tượng rút ra tính chất: Tia âm cực là dòng electron mang điện tích âm.
Lời giải:
Electron sinh ra trong ống tia âm cực chứa khí neon giống electron sinh ra trong ống tia âm cực chứa khí chlorine. Vì các electron không khác nhau về bản chất trong các môi trường khác nhau.
Lời giải:
Nguyên tử trung hòa về điện vì trong nguyên tử, số proton bằng số electron (hay số đơn vị điện tích dương bằng số đơn vị điện tích âm).
Lời giải:
Gọi p, n và e lần lượt là số proton, neutron và electron của X. Trong đó p = e.
Theo bài ra, ta có hệ phương trình:
Vậy trong X có 17 proton; 17 electron và 18 neutron.
Lời giải:
Gọi p, n và e lần lượt là số proton, neutron và electron của Y. Trong đó p = e.
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Vậy trong Y có 12 proton; 12 electron và 12 neutron.
Lời giải:
Gọi p, n và e lần lượt là số proton, neutron và electron của nitrogen. Trong đó p = e.
Số hạt không mang điện chiếm 33,33% ⇒ số neutron = n =
Lại có: p + e + n = 21 ⇒ 2p + n = 21 (2)
Thế n = 7 vào (2) được p = 7.
Vậy nguyên tử nitrogen có số đơn vị điện tích hạt nhân là 7.
Lời giải:
Tổng số hạt mang điện trong hợp chất MgO là 40 nên:
(pMg + eMg) + (pO + eO) = 40 hay 2pMg + 2pO = 40 (1)
Lại có, số hạt mang điện trong nguyên tử Mg nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử O là 8 nên:
(pMg + eMg) - (pO + eO) = 8 hay 2pMg - 2pO = 8 (2)
Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta được: pMg = 12 và pO = 8.
Vậy điện tích hạt nhân Mg là +12; điện tích hạt nhân O là +8.
Lời giải:
Ta có: mp ≈ mn ≈ 1u; me = 0,00055u.
Thành phần phần trăm khối lượng electron trong nguyên tử helium:
a. Một cách gần đúng, hãy xác định đường kính của hạt nhân so với đường kính của nguyên tử.
b. Với sự thừa nhận kết quả trên, hãy tính đường kính của nguyên tử nếu ta coi hạt nhân có kích thước như một quả bóng bàn có đường kính bằng 3 cm.
Lời giải:
a) Một cách gần đúng ta có hạt nhân có tiết diện hình tròn bằng tiết diện của nguyên tử.
Vì đường kính tỉ lệ với căn bậc hai của diện tích hình tròn nên hạt nhân có đường kính vào khoảng đường kính của nguyên tử.
b) Nếu ta coi hạt nhân có kích thước như một quả bóng bàn có đường kính bằng 3 cm thì đường kính của nguyên tử sẽ là: 3 . 104 = 30 000 cm = 300 m.
Lời giải:
Thể tích 1 mol nguyên tử calcium:
Thể tích 1 nguyên tử calcium:
Bán kính nguyên tử calcium:
Lời giải:
Đổi 1,28 Å = 1,28.10-8 cm.
Khối lượng của 1 nguyên tử Fe:
Thể tích của 1 nguyên tử Fe:
Khối lượng riêng của iron:
Do Fe chiếm 74% thể tích trong tinh thể nên khối lượng riêng thực tế của Fe là:
Lời giải:
Thể tích 1 mol nguyên tử Fe:
Thể tích của một nguyên tử Fe:
Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe:
Lời giải:
Đổi r = 2×10-15 m = 2×10-13 cm.
Thể tích hạt nhân nguyên tử Zn:
Ta có 1u = 1,66.10-27 kg = 1,66.10-30 tấn.
Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử Zn là:
(tấn/ cm3)
Bài giảng Hóa học 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử - Chân trời sáng tạo
Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Thành phần của nguyên tử
Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Lý thuyết Thành phần của nguyên tử
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử gồm hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.
II. Sự tìm ra electron
- Năm 1897, nhà vật lí người Anh J.J Thomson thực hiện thí nghiệm phóng điện qua một ống thủy tinh gần như chân không (gọi là ống tia âm cực). Ông quan sát thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng do những tia phát ra từ cực âm (gọi là tia âm cực) và những tia này bị hút về cực dương của trường điện, chứng tỏ chúng tích điện âm. Đó chính là chùm các hạt electron.
⇒ Trong nguyên tử tồn tại một loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm, được gọi là electron.
- Hạt electron, kí hiệu là e, có:
+ Điện tích: qe = - 1,602 × 10-19 C (coulomb).
+ Khối lượng: me = 9,11 × 10-28g.
- Người ta chưa phát hiện được điện tích nào nhỏ hơn 1,602 × 10-19 C nên nó được dùng làm điện tích đơn vị, điện tích của electron được quy ước là -1.
III. Sự khám phá ra hạt nhân nguyên tử
- Năm 1911, nhà vật lí người New Zealand là E. Rutherford đã tiến hành bắn phá một chùm hạt alpha lên một lá vàng siêu mỏng và quan sát đường đi của chúng sau khi bắn phá bằng màn huỳnh quang.
- Kết quả:
+ Hầu hết các hạt alpha đều xuyên thẳng qua lá vàng, một số ít bị lệch hướng và một số rất ít hạt bật trở lại.
- Giải thích kết quả:
+ Do nguyên tử có cấu tạo rỗng, ở tâm chứa một hạt nhân mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử nên hầu hết các hạt alpha có thể đi xuyên qua lá vàng.
- Kết luận:
+ Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
+ Nguyên tử trung hòa về điện: số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.
IV. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử
- Vào năm 1918, khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitrogen bằng các hạt α, Rutherford đã nhận thấy sự xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxygen và một loại hạt mang một đơn vị điện tích dương (eo hay +1), đó là proton (kí hiệu là p).
- Năm 1932, khi dùng các hạt α để bắn phá hạt nhân nguyên tử beryllium, J. Chadwick nhận thấy sự xuất hiện của một loại hạt có khối lượng xấp xỉ hạt proton, nhưng không mang điện. Ông gọi chúng là neutron (kí hiệu là n).
- Kết luận: Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là proton và neutron.
+ Proton kí hiệu là p, mang điện tích dương (+1)
+ Neutron kí hiệu là n, không mang điện.
+ Proton và neutron có khối lượng gần bằng nhau.
V. Kích thước và khối lượng nguyên tử
1. Kích thước nguyên tử
- Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10 000 lần.
- Đơn vị nanomet (nm) hay angstrom () thường được sử dụng để biểu thị kích thước nguyên tử.
2. Khối lượng nguyên tử
- Để biểu thị khối lượng nguyên tử, các hạt proton, neutron và electron, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là amu.
1 amu bằng khối lượng nguyên tử của carbon – 12
1 amu = 1,66 × 10-24g.
- Khối lượng của nguyên tử gần bằng khối lượng hạt nhân do khối lượng của các electron (me ≈ 0,00055 amu) không đáng kể so với khối lượng của proton (mp ≈ 1 amu) và neutron (mn ≈ 1 amu).
- Cách tính: Khối lượng nguyên tử = số p + số n
Ví dụ: Nguyên tử oxygen có 8 proton, 8 neutron và 8 electron.
⇒ Khối lượng nguyên tử oxygen = số p + số n = 8 + 8 = 16 amu.