Sách bài tập Hoá học 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Nguyên tố hóa học

8 K

Với giải sách bài tập Hoá học 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hoá học lớp 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Giải SBT Hoá học 10 trang 11

Bài 3.1 trang 11 SBT Hóa học 10: Cho các phát biểu sau:

(1) Trong một nguyên tử luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.

(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.

(3) Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.

(4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.

(5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.

Số phát biểu không đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các phát biểu (2); (3); (5) sai.

(2) sai vì tổng số proton và số neutron trong một hạt nhân được gọi là số khối.

(3) sai vì số khối là khối lượng tương đối của nguyên tử, khối lượng tuyệt đối là tổng khối lượng của proton, neutron và electron.

(5) sai vì đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.

Bài 3.2 trang 11 SBT Hóa học 10: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị?

A. Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.

B. Những ion có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt electron là đồng vị của nhau.

C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.

D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.

Bài 3.3 trang 11 SBT Hóa học 10: Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của một nguyên tố hóa học:

(1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.

(2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.

(3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.

(4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cả 4 phát biểu đều đúng.

Bài 3.4 trang 11 SBT Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 neutron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là

A. 56137A

B. 13756A

C. 5681A

D. 8156A

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số khối (A) = 56 + 81 = 137.

Số hiệu nguyên tử (Z) = số electron = 56.

Vậy kí hiệu nguyên tử: 56137A

Giải SBT Hoá học 10 trang 12

Bài 3.5 trang 12 SBT Hóa học 10: Trong tự nhiên, oxygen có 3 đồng vị là 16O,17O, 18O Có bao nhiêu loại phân tử O2?

A. 3

B. 6

C. 9

D. 12

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Có 6 loại phân tử O2 là: 16O – 16O; 16O – 17O; 16O – 18O; 17O – 17O; 17O – 18O; 18O – 18O;

Bài 3.6 trang 12 SBT Hóa học 10: Có 3 nguyên tử: 612X,714Y,614Z . Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố?

A. X, Y.

B. Y, Z.

C. X, Z.

D. X, Y, Z.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

X và Z có cùng số proton (là 6) nên là đồng vị của một nguyên tố.

Bài 3.7 trang 12 SBT Hóa học 10: Boron có trong một số loại trái cây, thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể hằng ngày. Chúng có tác dụng rất tốt cho việc cải thiện một số chức năng của não bộ và cấu trúc, mật độ của xương. Nguyên tử boron có khối lượng nguyên tử là 10,81 amu. Tuy nhiên, không có nguyên tử boron nào có khối lượng chính xác là 10,81 amu. Hãy giải thích điều đó.

Lời giải:

Không có nguyên tử boron nào có khối lượng chính xác là 10,81 amu do 10,81 là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị boron trong tự nhiên.

Bài 3.8 trang 12 SBT Hóa học 10: Hoàn thành các thông tin trong bảng sau:

Hoàn thành các thông tin trong bảng Bài 3.8 trang 12 sách bài tập Hóa học lớp 10

Lời giải:

Hoàn thành các thông tin trong bảng Bài 3.8 trang 12 sách bài tập Hóa học lớp 10

Bài 3.9 trang 12 SBT Hóa học 10: Một nguyên tố X tồn tại dưới dạng ba đồng vị tự nhiên có thông tin được cho trong bảng dưới đây:

Một nguyên tố X tồn tại dưới dạng ba đồng vị tự nhiên

Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X.

Lời giải:

Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X:

A¯X=90,51.20+0,27.21+9,22.22100=20,1871

Giải SBT Hoá học 10 trang 13

Bài 3.10 trang 13 SBT Hóa học 10: Hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng sau:

Hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng

Lời giải:

Hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng

Bài 3.11 trang 13 SBT Hóa học 10: Cho biết số proton, neutron và electron của nguyên tử 3065Zn

Lời giải:

Số proton = số electron = Z = 30.

Số neutron = số khối (A) – số hiệu nguyên tử (Z) = 65 – 30 = 35.

Bài 3.12 trang 13 SBT Hóa học 10: Nguyên tử Mg có ba đồng vị ứng với thành phần phần trăm về số nguyên tử như sau:

Nguyên tử Mg có ba đồng vị ứng với thành phần phần trăm về số nguyên tử

Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử 25Mg, số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị 24Mg và 26Mg lần lượt là:

A. 389 và 56.

B. 56 và 389.

C. 495 và 46.

D. 56 và 495.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử 25Mg, số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị còn lại là:

+ Số nguyên tử 24Mg: 5010,1.78,6=389 nguyên tử.

+ Số nguyên tử 26Mg: 5010,1.11,3=56 nguyên tử.

Bài 3.13 trang 13 SBT Hóa học 10: Hãy so sánh:

a. Số lượng hợp chất và số lượng nguyên tố.

b. Số lượng nguyên tố và số lượng đồng vị.

Lời giải:

a) Số lượng hợp chất lớn hơn số lượng nguyên tố vì hợp chất là sự kết hợp của 2 hay nhiều nguyên tố.

b) Số lượng nguyên tố ít hơn số lượng đồng vị vì hầu hết các nguyên tố hóa học đều có nhiều đồng vị.

Bài 3.14 trang 13 SBT Hóa học 10: Oxide của kim loại M (M2O) được ứng dụng rất nhiều trong ngành hóa chất như sản xuất xi măng, sản xuất phân bón, … Trong sản xuất phân bón, chúng ta thường thấy M2O có màu trắng, tan nhiều trong nước và là thành phần không thể thiếu cho mọi loại cây trồng. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức M2O là 140, trong phân tử X có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Xác định công thức phân tử của M2O.

Lời giải:

Trong X có 2 nguyên tử M và 1 nguyên tử O.

Nguyên tử O có p= 8 và n= 8

Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức M2O là 140 nên:

4pM + 2nM + 2pO + nO = 140 hay 4pM + 2nM = 116 (1)

Trong phân tử X có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 nên:

(4pM + 2pO) – ( 2nM + nO) = 44 hay 4pM – 2nM = 36 (2)

Từ (1) và (2) có pM = 19 và nM = 20.

Vậy M là K (potassium); X là K2O.

Bài 3.15 trang 13 SBT Hóa học 10: Hợp chất XY2 phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ. Mỗi phân tử XYcó tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hóa học của X, Y.

Lời giải:

Kí hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân X, Y lần lượt là ZX; ZY; số neutron (hạt không mang điện) của X và Y lần lượt là NX và NY.

Mỗi phân tử XYcó tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178 nên:

2ZX + 4ZY + NX + 2NY = 178 (1)

Trong XY2, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 nên:

2ZX + 4ZY – (NX + 2NY) = 54 (2)

Từ (1) và (2) ta có: 2ZX + 4ZY = 116 (3)

Lại có trong XY2 số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12, nên:

2ZX + 12 = 4ZY (4)

Từ (3) và (4) ta có: ZX = 26; ZY = 16.

Vậy X là sắt (iron, Fe); Y là lưu huỳnh (sulfur, S).

Bài giảng Hóa học 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Thành phần của nguyên tử

Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

Ôn tập chương 1

Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Lý thuyết Nguyên tố hóa học

I. Hạt nhân nguyên tử

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E).

- Điện tích hạt nhân = + Z.

- Số khối (A) = số proton (P) + số neutron (N)

Ví dụ: Nguyên tử aluminium (Al) có 13 proton, 14 neutron. Suy ra:

+ Nguyên tử aluminium có số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 13.

+ Điện tích hạt nhân nguyên tử aluminium là +13.

+ Số khối A = số proton (P) + số neutron (N) = 13 + 14 = 27.

II. Nguyên tố hóa học

1. Số hiệu nguyên tử

- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử (Z) của nguyên tố đó.

- Mỗi nguyên tố hóa học có một số hiệu nguyên tử.

- Số hiệu nguyên tử (kí hiệu là Z) cho biết:

+ Số proton trong hạt nhân nguyên tử.

+ Số electron trong nguyên tử.

Ví dụ: Nguyên tố carbon có số hiệu nguyên tử là 6. Suy ra:

+ Số proton trong hạt nhân nguyên tử carbon = 6

+ Số electron trong nguyên tử carbon = 6

2. Nguyên tố hóa học

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

Ví dụ: Protium; deuterium và tritium là các loại nguyên tử của nguyên tố hydrogen.

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Kí hiệu nguyên tử

- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử (số hiệu nguyên tử) của một nguyên tố hóa học và số khối được xem là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử.

- Để kí hiệu nguyên tử, người ta thường ghi các chỉ số đặc trưng ở bên trái kí hiệu nguyên tố với số khối A ở phía trên, số hiệu nguyên tử Z ở phía dưới.

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ví dụ:

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

III. Đồng vị

Các đồng vị của một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton (P), cùng số hiệu nguyên tử (Z), nhưng khác nhau về số neutron (N). Do đó, số khối (A) của chúng khác nhau.

- Ví dụ: Potassium (K) có 3 đồng vị là: K1939;  K1940;  K1941

- Trong tự nhiên, hầu hết các nguyên tố được tìm thấy dưới dạng hỗn hợp của các đồng vị.

- Ngoài các đồng vị bền, các nguyên tố hóa học còn có một số đồng vị không bền, gọi là các đồng vị phóng xạ, được sử dụng nhiều trong đời sống, y học, nghiên cứu khoa học…

IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình

1. Nguyên tử khối

- Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử.

- Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu).

- Một cách gần đúng, coi nguyên tử khối có giá trị bằng số khối.

Ví dụ: Nguyên tử của nguyên tố magnesium (Mg) có 12 proton và 12 neutron.

 Nguyên tử khối của Mg = 12 + 12 = 24 amu

2. Nguyên tử khối trung bình

- Mỗi nguyên tố thường có nhiều đồng vị, do đó trong thực tế người ta thường sử dụng giá trị nguyên tử khối trung bình.

Muốn xác định giá trị nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố, ta cần phải biết được phần trăm số nguyên tử các đồng vị của nguyên tố đó trong tự nhiên. Người ta thường dùng phương pháp phổ khối lượng để xác định phần trăm số nguyên tử các đồng vị tự nhiên của các nguyên tố.

- Công thức tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X:                    AX¯=a1×A1+a2×A2+...+ai×Ai100  

Trong đó:

AX¯: là nguyên tử khối trung bình của X

Ai: là nguyên tử khối đồng vị thứ i

ai: là tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị thứ i

Ví dụ:

Trong tự nhiên, nguyên tố copper có hai đồng vị với phần trăm số nguyên tử tương ứng là Cu2963 (69,15%) và Cu2965 (30,85%). Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố copper là:

ACu¯=63.69,15+65.30,85100=63,617

Đánh giá

0

0 đánh giá