Giải SBT Hoá học 10 trang 11 Kết nối tri thức

1.5 K

Với lời giải SBT Hoá học 10 trang 11 chi tiết trong Bài 4: Ôn tập chương 1 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hoá học lớp 10 Bài 4: Ôn tập chương 1

Bài 4.6 trang 11 SBT Hóa học 10: Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Tổng số electron ở lớp vỏ của X2- là

A. 18

B. 16

C. 9

D. 20

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cấu hình electrond đầy đủ của X2-là 1s22s22p63s23p6

⇒Tổng số electron ở lớp vỏ của X2- là 18.

Bài 4.7 trang 11 SBT Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p4. Số electron độc thân của M là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 0

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cấu hình electron lớp ngoài cùng biểu diễn trên AO là:

Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron trang 11 SBT Hóa học 10

⇒ Có 2 electron độc thân.

Bài 4.8 trang 11 SBT Hóa học 10: Nguyên tố Q có số hiệu nguyên tử bằng 14. Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố Q điền vào lớp, phân lớp nào sau đây?

A. K, s

B. L, p

C. M, p

D. N, d

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Số hiệu nguyên tử = số electron = 14

⇒ Cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p2

⇒ Electron cuối cùng điền vào lớp M (n = 3), phân lớp p

Bài 4.9 trang 11 SBT Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố Y có 14 electron ở lớp thứ ba. Thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng là: 1s2s2p3s3p4s3d ...

Cấu hình electron của nguyên tử Y là

A. 1s22s22p63s23p64s23d6

B. 1s22s22p63s23p63d64s2

C. 1s22s22p63s23p63d8

D. 1s22s22p63s23p63d6

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các electron được điền vào các lớp và phân lớp theo mức năng lượng như sau:

1s22s22p63s23p64s23d6

Sắp xếp lại: 1s22s22p63s23p63d64s2

Bài 4.10 trang 11 SBT Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron đã xây dựng đến phân lớp 3d2. Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là

A. 18

B. 20

C. 22

D. 24

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Electron được điền vào các lớp và phân lớp theo mức năng lượng như sau:

1s22s22p63s23p64s23d2

Sắp xếp lại: 1s22s22p63s23p63d24s2

⇒Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là 22

Bài 4.11 trang 11 SBT Hóa học 10: Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?

A. Na+

B. Al3+

C. Cl-

D. Fe2+

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cấu hình electron nguyên tử

Cấu hình electron ion tương ứng

Na (Z = 11): 1s22s22p63s1

Na+: 1s22s22p6

Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1

Al3+: 1s22s22p6

Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

Cl-: 1s22s22p63s23p6

Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2

Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6

Vậy ion Fe2+ không có cấu hình giống khí hiếm (8 electron lớp ngoài cùng)

Bài 4.12 trang 11 SBT Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X và Y lần lượt là

A. 13 và 15

B. 12 và 14

C. 13 và 14

D. 12 và 15

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p1

⇒ Số electron của X = số proton = 13

Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s23p3

⇒ Số electron của Y = số proton = 15

Bài 4.13 trang 11 SBT Hóa học 10: Cho các nguyên tố có điện tích hạt nhân như sau: Z = 7, Z = 14 và Zn = 21. Biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử theo ô orbital. Tại sao lại phân bố như vậy?

Lời giải:

Z = 7:

Cho các nguyên tố có điện tích hạt nhân như sau: Z = 7, Z = 14 và Zn = 21. Biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử

Z = 14:

Cho các nguyên tố có điện tích hạt nhân như sau: Z = 7, Z = 14 và Zn = 21. Biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử

Giải thích: Cấu hình electron được viết tuân theo nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và phần 2p3, 3p2 tuân theo quy tắc Hund.

+) Z = 21 (1s22s22p63s23p63d14s2): nguyên tử có 3 electron hóa trị, dễ nhường electron, là kim loại.

Cho các nguyên tố có điện tích hạt nhân như sau: Z = 7, Z = 14 và Zn = 21. Biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử

Giải thích: Cấu hình electron cho biết thứ tự mức năng lượng các electron giữa các phân lớp. Năng lượng của các electron trong mỗi phân lớp tăng dần từ trái sang phải.

Bài 4.14 trang 11 SBT Hóa học 10: Cho các nguyên tố có điện tích hạt nhân như sau: Z = 9, Z = 16, Z = 18, Z = 20 và Z = 29.

Các nguyên tố trên là kim loại, hay phi kim hay khí hiếm?

Lời giải:

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố

Z = 9 (1s22s22p5) ⇒ lớp ngoài cùng có 7e ⇒ phi kim.

Z = 16 ([Ne]3s22p4) ⇒ lớp ngoài cùng có 6e ⇒ phi kim.

Z = 18 (1s22s22p63s23p6) ⇒ lớp ngoài cùng có 8e ⇒ khí hiếm.

Z = 20 ([Ar]4s2) ⇒ lớp ngoài cùng có 2e ⇒ kim loại.

Z = 29 ([Ar]3d104s1) ⇒ lớp ngoài cùng có 1e ⇒ kim loại.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Hoá học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải SBT Hoá học 10 trang 10

Giải SBT Hoá học 10 trang 12

Đánh giá

0

0 đánh giá