Công thức hợp chất khí với hydrogen của Silicon | Công thức hợp chất khí với hidro của Silic (Si)

0.9 K

Với bài viết về Công thức hợp chất khí với hidro của Silic (Si) hay Công thức hợp chất khí với hydrogen của Silicon bao gồm nội dung về công thức oxit cao nhất, kiến thức mở rộng và bài tập vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Công thức hợp chất khí với hidro của Silic (Si)

I. Công thức hợp chất khí với hidro của Si

Công thức hợp chất khí với hydrogen của silicon là: SiH4.

Giải thích:

Si (Z = 14) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p2.

⇒ Silicon thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.

Do đó, công thức hợp chất khí với hydrogen của silicon là: SiH4.

II. Mở rộng kiến thức về SiH4

1. Tính chất vật lý

-Silane (SiH4) là một loại khí không màu, dễ cháy và độc hại, có mùi khó chịu mạnh.

2. Tính chất hóa học

- Tác dụng với oxygen: Silane là một khí tự cháy trong không khí (phản ứng tỏa nhiều nhiệt).

SiH4 + 2O2 t SiO2 + 2H2O

- Ở nhiệt độ trên 400oC, silane phân hủy thành silicon và hydrogen.

SiH4 t Si + 2H2

3. Điều chế

- Từ magnesium silicide:

Mg2Si + 4HCl → 2MgCl2 + SiH4

- Từ phản ứng giữa Si và HCl:

Si + 3HCl → HSiCl3 + H2

4HSiCl3 → SiH4 + 3SiCl4

- Tuy nhiên trong công nghiệp, để điều chế silane có độ tinh khiết cao, người ta sử dụng phương pháp sau:

Si + 2H2 + 3SiCl4 → 4SiHCl3

2SiHCl3 → SiH2Cl2 + SiCl4

2SiH2Cl2 → SiHCl3 + SiH3Cl

2SiH3Cl → SiH4 + SiH2Cl2

4. Ứng dụng

- Silane có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp chất bán dẫn, được sử dụng làm tác nhân ghép nối để bám dính các sợi như sợi thủy tinh và sợi carbon.

III. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng về Silicon?

A. Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxygen.

B. Silicon chiếm khoảng ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.

C. Trong tự nhiên silicon tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.

D. Một số hợp chất của silicon: cát trắng, đất sét (cao lanh).

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Trong tự nhiên silicon không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

Câu 2: Cấu hình electron nguyên tử của silicon là

A. 1s22s22p5.

B. 1s22s22p63s23p2.

C. 1s22s22p4.

D. 1s22s22p63s23p5.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Silicon có 14 electron → Cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p2

Xem thêm Công thức hợp chất khí với hidro hay, chi tiết khác:

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Bromine | Công thức hợp chất khí với hidro của Brom (Br)

Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố nhóm VIA

Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố nhóm VIIA

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Carbon | Công thức hợp chất khí với hidro của Cacbon (C)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Chlorine | Công thức hợp chất khí với hidro của Clo (Cl)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Fluorine | Công thức hợp chất khí với hidro của Flo (F)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Iodine | Công thức hợp chất khí với hidro của Iot (I)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Sulfur | Công thức hợp chất khí với hidro của Lưu huỳnh (S)

Công thức hợp chất khí với hidro của nguyên tố nhóm VA

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Nitrogen | Công thức hợp chất khí với hidro của Nito (N)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Phosphorus | Công thức hợp chất khí với hidro của Photpho (P)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Selenium | Công thức hợp chất khí với hidro của Se

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Silicon | Công thức hợp chất khí với hidro của Silic (Si)

Đánh giá

0

0 đánh giá