Với bài viết về Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố nhóm VIA bao gồm nội dung về công thức oxit cao nhất, kiến thức mở rộng và bài tập vận dụng. Mời các bạn đón xem:
Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố nhóm VIA
I. Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố nhóm VIA
Công thức hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố nhóm VIA là: RH2 (với R là nguyên tố nhóm VIA).
Giải thích:
- Công thức hợp chất khí với hydrogen của R (nếu có) có dạng: RH8 – n (vói n là số thứ tự nhóm).
Do đó, công thức hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố nhóm VIA là: RH2.
II. Mở rộng kiến thức
Trong nhóm VIA, các nguyên tố S, Se, Te đều tạo được hợp chất khí với hydrogen, tuy nhiên hợp chất của S với hydrogen được nghiên cứu nhiều hơn.
1. Tính chất vật lí của H2S
- H2S (hydrogensulfide) là chất khí, rất độc, không màu, mùi trứng thối, hơi nặng hơn không khí .
- Khí H2S hóa lỏng ở -60oC, tan ít trong nước, độ tan trong nước S = 0,38g/100g H2O (ở 20oC, 1atm)
2. Tính chất hóa học của H2S
a. Tính axit yếu
- Hydrogen sulfide tan trong nước tạo thành dung dịch acid rất yếu (yếu hơn carbonic acid), có tên là sulfurhydric acid (H2S).
- Sulfurhydric acid tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2− và muối acid như NaHS chứa ion HS−. Phương trình hóa học minh họa:
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
b. Tính khử mạnh
- H2S là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).
- Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào điều kiện phản ứng mà có thể bị oxi hóa thành
- H2S tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng oxi và cách tiến hành phản ứng.
2H2S + 3O2 dư 2H2O + 2SO2
2H2S + O2 thiếu 2H2O + 2S
- Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:
2H2S + 3O2 2H2O + 2SO2
3. Trạng thái tự nhiên. Điều chế
- Trong tự nhiên, H2S có trong một số nước muối, khí núi lửa và bốc ra từ xác chết của người và động vật …
- Trong công nghiệp không sản xuất H2S.
- Trong phòng thí nghiệm điều chế bằng cách cho dd HCl tác dụng với sắt(II) sunfua:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
III. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: R là nguyên tố nhóm VIA. Trong công thức với hydrogen R chiếm 94,12% về khối lượng. Hợp chất khí với hydrogen của R là
A. H2O.
B. H2S.
C. H2SO4.
D. H3PO4.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Vì R thuộc nhóm VIA⇒ công thức hydroxide cao nhất của R là H2R
⇒ R = 32 ⇒ R là S.
Câu 2: X là nguyên tố nhóm VIA. Công thức với hydrogen của X là
A. RH3.
B. H2XO4.
C. RH4.
D. RH2.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
X thuộc nhóm VIA nên công thức với hydrogen của X sẽ là RH2.
Câu 3: R là nguyên tố nhóm VIA. Trong công thức với hydrogen của R, hydrogen chiếm 5,88% về khối lượng. R là
A. S.
B. O.
C. Si.
D. P.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Vì R thuộc nhóm VIA⇒ công thức hydroxide cao nhất của R là H2R
⇒ R = 32 ⇒ R là S.
Xem thêm Công thức hợp chất khí với hidro hay, chi tiết khác:
Công thức hợp chất khí với hydrogen của Bromine | Công thức hợp chất khí với hidro của Brom (Br)
Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố nhóm VIA
Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố nhóm VIIA
Công thức hợp chất khí với hydrogen của Carbon | Công thức hợp chất khí với hidro của Cacbon (C)
Công thức hợp chất khí với hydrogen của Chlorine | Công thức hợp chất khí với hidro của Clo (Cl)
Công thức hợp chất khí với hydrogen của Fluorine | Công thức hợp chất khí với hidro của Flo (F)
Công thức hợp chất khí với hydrogen của Iodine | Công thức hợp chất khí với hidro của Iot (I)
Công thức hợp chất khí với hydrogen của Sulfur | Công thức hợp chất khí với hidro của Lưu huỳnh (S)
Công thức hợp chất khí với hidro của nguyên tố nhóm VA
Công thức hợp chất khí với hydrogen của Nitrogen | Công thức hợp chất khí với hidro của Nito (N)
Công thức hợp chất khí với hydrogen của Selenium | Công thức hợp chất khí với hidro của Se
Công thức hợp chất khí với hydrogen của Silicon | Công thức hợp chất khí với hidro của Silic (Si)