Công thức hợp chất khí với hydrogen của Phosphorus | Công thức hợp chất khí với hidro của Photpho (P)

2.3 K

Với bài viết về Công thức hợp chất khí với hidro của Photpho (P) hay Công thức hợp chất khí với hydrogen của Phosphorus bao gồm nội dung về công thức oxit cao nhất, kiến thức mở rộng và bài tập vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Công thức hợp chất khí với hidro của Photpho (P)

I. Công thức hợp chất khí với hidro của P

Công thức hợp chất khí với hydrogen của phosphorus là: PH3.

Giải thích:

P (Z = 15) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p3.

⇒ Phosphorus thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn.

Do đó, công thức hợp chất khí với hydrogen của phosphorus là: PH3.

II. Mở rộng kiến thức về PH3

1. Tính chất vật lý

- Phosphine (PH3) là khí không có màu, mùi tỏi, kém bền trong không khí. Ngoài ra, PH3 khá độc, có thể ảnh hưởng đến người sử dụng khi tiếp xúc phải.

2. Tính chất hóa học

- PH3 có tính base do trên nguyên tử P còn cặp e tự do không tham gia liên kết.

- Ở điều kiện bình thường, PH3 là một chất khí không cháy, nhưng khi đun nóng, nó bắt lửa dẫn đến sự hình thành phosphoric acid.

PH3 + 2O2 t H3PO4

- Khi tiếp xúc với các tác nhân oxi hóa, PH3 sẽ phát nổ dữ dội.

3. Điều chế

a. Trong phòng thí nghiệm

- Phosphorus trắng được đun nóng với dung dịch sodium hydroxide đậm đặc trong môi trường khí trơ CO2 để tạo thành phosphine.

P+ 3NaOH + 3H2tPH3 + 3NaH2PO2

b. Trong công nghiệp

- Calcium phosphide phản ứng với nước hoặc HCl đặc để tạo thành phosphine.

Ca3P+ 6H2O → 3Ca(OH)2 + 2PH3

Ca3P+ 6HCl → 3CaCl2 + 2PH3

4. Ứng dụng

- Sử dụng làm nguyên liệu để điều chế các hợp chất hóa học khác.

- Ứng dụng để làm khí nén cho máy móc, thiết bị vận hành trong sản xuất công nghiệp.

- Sử dụng nhiều làm hoạt chất khử trùng, đặc biệt có ý nghĩa với nền nông nghiệp và xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế. Hiện nay, tính độc của Phosphine (PH3) giúp loại bỏ các loại côn trùng, vi khuẩn độc hại.

III. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Tìm phương trình hóa học viết sai?

A.2P + 3Ca t Ca3P2.

B.4P + 5O2(dư) t 2P2O5.

C.PCl3 + 3H2O → H3PO3 + 3HCl.

D.P2O3 + 3H2O → 2H3PO4.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

D sai vì P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cấu hình electron nguyên tử của phosphorus là 1s22s22p63s23p3.

B. Phosphorus chỉ tồn tại ở 2 dạng thù hình phosphorus đỏ và phosphorus trắng.

C. Phosphorus trắng hoạt động mạnh hơn photpho đỏ.

D. Ở nhiệt độ thường, phosphorus hoạt động mạnh hơn nitrogen.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phosphorus có hai dạng thù hình quan trọng là phosphorus và phosphorus trắng. Ngoài ra, phosphorus còn tồn tại ở các thù hình khác như phosphorus đen, phosphorus tím, phosphorus xanh. 

Câu 3: Nguồn chứa nhiều phosphorus trong tự nhiên là

A. Quặng siderite.

B. Quặng apatite.

C. Protein thực vật.

D. Cơ thể người và động vật.

Hướng dẫn giải:

Đáp ánC

Phosphorus trong tự nhiên có nhiều trong protein thực vật.

Xem thêm Công thức hợp chất khí với hidro hay, chi tiết khác:

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Bromine | Công thức hợp chất khí với hidro của Brom (Br)

Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố nhóm VIA

Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố nhóm VIIA

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Carbon | Công thức hợp chất khí với hidro của Cacbon (C)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Chlorine | Công thức hợp chất khí với hidro của Clo (Cl)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Fluorine | Công thức hợp chất khí với hidro của Flo (F)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Iodine | Công thức hợp chất khí với hidro của Iot (I)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Sulfur | Công thức hợp chất khí với hidro của Lưu huỳnh (S)

Công thức hợp chất khí với hidro của nguyên tố nhóm VA

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Nitrogen | Công thức hợp chất khí với hidro của Nito (N)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Phosphorus | Công thức hợp chất khí với hidro của Photpho (P)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Selenium | Công thức hợp chất khí với hidro của Se

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Silicon | Công thức hợp chất khí với hidro của Silic (Si)

Đánh giá

0

0 đánh giá