Công thức hợp chất khí với hydrogen của Iodine | Công thức hợp chất khí với hidro của Iot (I)

627

Với bài viết về Công thức hợp chất khí với hidro của Iot (I) hay Công thức hợp chất khí với hydrogen của Iodine bao gồm nội dung về công thức oxit cao nhất, kiến thức mở rộng và bài tập vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Công thức hợp chất khí với hidro của Iot (I)

I. Công thức hợp chất khí với hidro của I

Công thức hợp chất khí với hydrogen của iodine là: HI.

Giải thích:

I (Z = 53) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p5.

⇒ Iodine thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.

Do đó, công thức hợp chất khí với hydrogen của iodine là: HI.

II. Mở rộng kiến thức về HI

1. Tính chất vật lý

- HI là loại chất lỏng không màu, mùi hăng, tan trong nước và tạo ra khói trắng dày đặc trong không khí ẩm.

2. Tính chất hóa học

- Dung dịch acid HI là một acid mạnh và có khả năng làm quỳ tím chuyển đỏ.

- Hydroiodic acid bị oxi hóa dần bởi oxygen trong không khí, sinh ra iodine:

4HI + O2 → 2H2O + I2

- Hydroiodic acid phản ứng với nitric acid bốc khói tạo thành iodine, nitrogen dioxide và nước:

2HNO3 + 6HI → 2NO + 3I2 + 4H2O

- Hydroiodic acid phản ứng với sodium hydroxide tạo thành sodium iodide nước:

HI + NaOH → NaI + H2O

3. Điều chế

- HI được điều chế bằng cách phản ứng iodine với hydrazine tạo ra hydrogen iodine và khí nitrogen

2I+ N2H4  → 4HI + N2

4. Ứng dụng

- Được sử dụng trong sản xuất iodides và như một chất khử trùng trong dược phẩm.

- Được sử dụng như một trong những nguồn iodine chính trong tổng hợp hữu cơ và vô cơ.

- Hydroiodic acid ngoài potassium iodide, một lựa chọn hợp lý như một nguồn của một nucleophile trong deprotection ketal.

III. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Hydrogen halide là

A. đơn chất.                    

B. hợp chất ion.              

C. hợp chất cộng hóa trị không cực.               

D. hợp chất cộng hóa trị phân cực.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Hydrogen halide là hợp chất cộng hóa trị phân cực do sự chênh lệch độ âm điện giữa nguyên tử H và nguyên tử halogen.

Câu 2: Trong các ion halide X, ion có tính khử mạnh nhất là

A. Cl-

B. F-.  

C. Br-.

D. I-.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Trong các ion halide X, tính khử tăng từ Cl đến I (F không thể hiện tính khử)

⇒ ion có tính khử mạnh nhất là I.

Câu 3: Xu hướng phân cực giảm từ HF đến HI là do

A. khối lượng phân tử tăng dần từ HF đến HI.        

B. bán kính nguyên tử halogen tăng dần từ F đến I.

C. tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2.                     

D. độ âm điện giảm dần từ F đến I.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Xu hướng phân cực giảm từ HF đến HI là do độ âm điện giảm dần từ F đến I làm cho sự chênh lệch độ âm điện giữa H và halogen giảm dần

⇒ Độ phân cực H – X giảm dần từ HF đến HI.

Xem thêm Công thức hợp chất khí với hidro hay, chi tiết khác:

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Bromine | Công thức hợp chất khí với hidro của Brom (Br)

Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố nhóm VIA

Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố nhóm VIIA

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Carbon | Công thức hợp chất khí với hidro của Cacbon (C)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Chlorine | Công thức hợp chất khí với hidro của Clo (Cl)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Fluorine | Công thức hợp chất khí với hidro của Flo (F)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Iodine | Công thức hợp chất khí với hidro của Iot (I)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Sulfur | Công thức hợp chất khí với hidro của Lưu huỳnh (S)

Công thức hợp chất khí với hidro của nguyên tố nhóm VA

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Nitrogen | Công thức hợp chất khí với hidro của Nito (N)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Phosphorus | Công thức hợp chất khí với hidro của Photpho (P)

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Selenium | Công thức hợp chất khí với hidro của Se

Công thức hợp chất khí với hydrogen của Silicon | Công thức hợp chất khí với hidro của Silic (Si)

Đánh giá

0

0 đánh giá