Với giải Bài 7 trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường
Bài 7 trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trên thị trường điện máy mùa hè có rất nhiều nhà sản xuất và bán quạt điện. Để bán được hàng, mỗi nhà sản xuất luôn phải nỗ lực làm cho sản phẩm của mình có mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, có thêm nhiều tính năng phụ hấp dẫn so với đối thủ cạnh tranh để giành được khách hàng. Những nhà sản xuất đi tiên phong ứng dụng công nghệ mới để sản xuất quạt tiết kiệm điện, bổ sung thêm tính năng có ích như hẹn giờ, tự động điều chỉnh lượng gió,... đón nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng, sản phẩm tiêu thụ nhanh và có lãi. Trên cơ sở đó, họ có điều kiện để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất trong giai đoạn tiếp theo.
a) Trường hợp trên biểu hiện vai trò gì của cạnh tranh trong nền kinh tế?
b) Doanh nghiệp sản xuất quạt điện đã làm gì để giành thắng lợi trong cạnh tranh?
c) Cạnh tranh đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng trong trường hợp nêu trên?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Vai trò của cạnh tranh trong trường hợp này là:
- Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lý. Do đó, nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
♦ Yêu cầu b) Để giành thắng l;ợi trong cạnh tranh, doanh nghiệp sản xuất quạt điện đã: ứng dụng công nghệ mới để sản xuất quạt tiết kiệm điện, bổ sung thêm tính năng có ích như hẹn giờ, tự động điều chỉnh lượng gió,...
♦ Yêu cầu c) Trong trường hợp trên, cạnh tranh đã giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lý.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1 trang 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến cạnh tranh?...
Bài 2 trang 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào dưới đây thể hiện đúng mục đích cuối cùng của cạnh tranh kinh tế?...
Bài 3 trang 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Các chủ thể sản xuất trên thị trường cạnh tranh để giành về cho mình điều gì dưới đây?...
Bài 4 trang 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Người tiêu dùng trên thị trường ganh đua với nhau để giành về cho mình điều gì dưới đây?...
Bài 5 trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào dưới đây là đúng khi lí giải về cạnh tranh giữa người mua và người bán trên thị trường để hình thành giá cả thị trường?...
Bài 6 trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết, trong trường hợp hàng hoá khan hiếm, cạnh tranh giữa những người mua với nhau làm cho giá cả hàng hoá biến động như thế nào....
Bài 7 trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trên thị trường điện máy mùa hè có rất nhiều nhà sản xuất và bán quạt điện. Để bán được hàng, mỗi nhà sản xuất luôn phải nỗ lực làm cho sản phẩm của mình có mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, có thêm nhiều tính năng phụ hấp dẫn so với đối thủ cạnh tranh để giành được khách hàng. Những nhà sản xuất đi tiên phong ứng dụng công nghệ mới để sản xuất quạt tiết kiệm điện, bổ sung thêm tính năng có ích như hẹn giờ, tự động điều chỉnh lượng gió,... đón nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng, sản phẩm tiêu thụ nhanh và có lãi. Trên cơ sở đó, họ có điều kiện để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất trong giai đoạn tiếp theo....
Bài 8 trang 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo quy luật thị trường, trong những năm qua, tỉnh Đồng Tháp đã giảm dần diện tích đất trồng lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng mang lại giá cao, giá thành sản xuất thấp, tăng khả năng cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, chủ trang trại liên kết với các trường đại học, cao đẳng, ứng dụng khoa học và công nghệ hình thành trang trại giống cây trồng, vật nuôi cung cấp cho toàn tỉnh, góp phần sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, phát triển các sản phẩm chủ lực như hoa cảnh, cây ăn quả, thuỷ sản,......
Bài 9 trang 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin...
Bài 10 trang 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc làm nào dưới đây thể hiện cạnh tranh lành mạnh?...
Bài 11 trang 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc làm nào dưới đây được pháp luật cho phép trong cạnh tranh kinh tế?...
Bài 12 trang 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây của chủ thể sản xuất kinh doanh biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh?...
Bài 13 trang 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh Q tích lũy đủ vốn để mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm chế biến tại thị xã, nơi đã có một số cửa hàng cùng kinh doanh mặt hàng này. Anh đang tìm nhiều cách để người tiêu dùng biết đến cửa hàng của mình nhằm tăng doanh số bán hàng....
Bài 14 trang 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Xí nghiệp X và xí nghiệp Y cùng sản xuất một loại hàng hoá trên địa bàn huyện Z. Để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong cạnh tranh, xí nghiệp X đã xả trực tiếp một số loại chất thải chưa qua xử lí xuống con sông chảy qua huyện Z. Nếu là người phát hiện việc làm này, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp? Hãy lí giải cho lựa chọn của em....
Bài 15 trang 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Làng K có nghề truyền thống sản xuất đồ gốm mĩ nghệ. Cũng như nhiều gia đình khác trong làng, gia đình ông M có một xưởng sản xuất mặt hàng này. Thời gian gần đây, ông M nhận thấy sản phẩm xưởng mình làm ra thường hay bị lỗi, gây mất uy tín với khách hàng, doanh số bán hàng sụt giảm. Để có thể tiếp tục tồn tại lâu dài trong nghề và cạnh tranh được với các xưởng sản xuất khác, ông M nên chọn cách làm nào dưới đây?...
Xem thêm giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường
Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường
Bài 3: Thị trường lao động
Bài 4: Việc làm
Bài 5: Thất nghiệp