Sách bài tập KTPL 11 Bài 2 (Cánh diều): Cung, cầu trong kinh tế thị trường | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều

1.9 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

Bài 1 trang 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy chỉ ra những nhận định không đúng về cầu hàng hoá, dịch vụ trong những câu sau đây và giải thích vì sao.

A. Cầu là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua trong một thời điểm nhất định.

B. Cầu là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua tương ứng với một mức thu nhập nhất định.

C. Cầu tương ứng với số lượng hàng hoá và dịch vụ mà một người có ý định mua tại một mức giá nhất định.

D. Cầu tương ứng với số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng chi trả và sẵn sàng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

Lời giải:

- Các nhận định không đúng là: A, B, C

- Giải thích: khái niệm “cầu” trong nền kinh tế thị trường được hiểu là: số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

Bài 2 trang 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy tìm ví dụ minh hoạ cho các nhân tố ảnh hưởng đến cầu của một loại hàng hoá, dịch vụ (với giả định giá cả hàng hoá, dịch vụ không thay đổi).

A. Dự đoán của người tiêu dùng vào thị trường.

B. Thị hiếu của người tiêu dùng.

C. Biến động trong thu nhập của người tiêu dùng.

D. Biến động trong giá cả hàng hoá có khả năng thay thế hàng hoá đang xét.

Lời giải:

- Ví dụ A. Mặc dù giá một hàng hoá nào đó tăng nhưng người mua vẫn tiếp tục tăng mua hàng hóa đó vì họ dự đoán giá sẽ còn tăng nữa.

- Ví dụ B. Xu hướng “tiêu dùng xanh” đang dần trở nên phổ biến. Người tiêu dùng ngày càng lựa chọn mua nhiều hơn các sản phẩm phân thiện với môi trường.

- Ví dụ C. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của họ cũng tăng lên. Ngược lại, khi thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm, người tiêu dùng sẽ hạn chế việc chi tiêu, mua sắm hàng hóa, dịch vụ.

- Ví dụ D. Khi giá xăng tăng lên, với mức thu nhập không đổi, người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc lại việc sử dụng phương tiện giao thông. Thay vì sử dụng phương tiện ô tô, xe máy cá nhân hoặc taxi, nhiều người đã lựa chọn sử dụng phương tiện giao thông công cộng để tiết kiệm chi phí.

Bài 3 trang 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy xác định hoạt động kinh tế nào dưới đây không tạo thành cung hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và giải thích vì sao.

A. Nhà bà ngoại của H tăng gia nuôi gà, nuôi lợn để có trứng và thịt dùng cho gia đình.

B. Xí nghiệp gang thép N hằng tháng sản xuất được 200 tấn thép để bán ra thị trường.

C. Năm nay mưa thuận gió hoà, lúa mùa thu hoạch đã được xay xát để sẵn sàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

D. Do giá cả thế giới có xu hướng sụt giảm, một số nhà sản xuất hồ tiêu quyết định cất trữ hàng trong kho chờ thời điểm bán hàng thuận lợi hơn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Giải thích: việc bà ngoại H tăng gia nuôi gà, nuôi lợn để có trứng và thịt không nhằm mục đích mang các sản phẩm chăn nuôi đó ra trao đổi - mua bán trên thị trường mà chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của chính gia đình mình => do đó, hoạt động này không tạo thành cung hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

Bài 4 trang 11 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Yếu tố nào dưới đây gắn liền với cung trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?

A. Người mua và người tiêu dùng.

B. Mong muốn và khả năng của người mua.

C. Khả năng sản xuất và mức giá phù hợp với ý muốn của người mua.

D. Khả năng sản xuất và mức giá phù hợp với ý muốn của người bán.

Lời giải:

- Đáp án đúng là: D

- Các yếu tố gắn liền với cung là: khả năng sản xuất và mức giá phù hợp với ý muốn của người bán

Bài 5 trang 11 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Do quy trình sản xuất hầu như được tự động hoá bằng máy móc hiện đại, năng lực sản xuất gạch không nung của các nhà máy gạch cao hơn nhiều so với sản xuất gạch nung truyền thống. Cũng do tính thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí đầu tư khi sản xuất gạch không nung, ngày càng nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng chuyển sang sản xuất loại gạch này. Để khuyến khích xu thế sản xuất và sử dụng gạch không nung trong xây dựng, Nhà nước ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, trong đó quy định các đô thị từ loại 3 trở lên phải sử dụng toàn bộ 100% vật liệu xây dựng không nung, các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ.

a) Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến cung mặt hàng gạch không nung trong trường hợp nêu trên? Đó là những nhân tố nào?

b) Ngoài các nhân tố kể trên, còn nhân tố nào khác có thể ảnh hưởng tới cung sản phẩm gạch không nung?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến cung mặt hàng gạch không nung trong trường hợp nêu trên

- Đó là:

+ Trình độ công nghệ sản xuất.

+ Dự đoán của người bán về thị trường.

+ Chính sách của nhà nước.

♦ Yêu cầu b)

Ngoài các nhân tố trên, còn có một số nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến cung sản phẩm gạch nung. Ví dụ như: giá cả đầu vào của nguyên liệu sản xuất; số lượng người bán trên thị trường.

Bài 6 trang 11 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy sử dụng số liệu dưới đây để vẽ đồ thị đường cung, đường cầu của hàng hoá X và trả lời câu hỏi.

Giá (nghìn đồng)

Lượng cầu (kg)

Lượng cung (Kg)

0

400

0

30

340

60

50

300

100

80

240

160

100

200

200

130

140

260

160

80

320

190

20

380

a) Giá và lượng cân bằng của hàng hoá X sẽ là bao nhiêu?

b) Ở mức giá nào, thị trường thiếu hụt 280 đơn vị sản phẩm hàng hoá X?

c) Nếu mức giá là 190 nghìn đồng thì dư thừa sản phẩm hàng hoá X sẽ là bao nhiêu?

Lời giải:

- Vẽ đồ thị:

Em hãy sử dụng số liệu dưới đây để vẽ đồ thị đường cung đường cầu của hàng hoá X

♦ Yêu cầu a) Ở mức giá 100 ngàn đồng thì lượng cung và cầu của hàng hóa X đạt mức cân bằng (200 sản phẩm).

♦ Yêu cầu b) Ở mức giá 30 ngàn đồng thì thị trường thiếu hụt 280 sản phẩm X

♦ Yêu cầu c) Nếu mức giá là 190 ngàn đồng thì dưa thừa 360 sản phẩm X.

Bài 7 trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trên thị trường, khi cầu một hàng hoá sụt giảm, giá cả hàng hoá giảm xuống thấp hơn mức giá cân bằng, các chủ thể sản xuất thường sẽ quyết định làm gì?

A. Thu hẹp quy mô sản xuất.

B. Mở rộng quy mô sản xuất.

C. Duy trì quy mô sản xuất.

D. Dừng quá trình sản xuất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Khi cầu một hàng hoá sụt giảm, giá cả hàng hoá giảm xuống thấp hơn mức giá cân bằng, các chủ thể sản xuất thường sẽ quyết định thu hẹp quy mô sản xuất.

Bài 8 trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy dùng quan hệ cung - cầu để giải thích hiện tượng một số nhu yếu phẩm tăng giá trong dịp Tết ở địa phương nơi em sinh sống.

Lời giải:

- Vào các dịp lễ, tết ở Việt Nam, người tiêu dùng có xu hướng, tăng nhu cầu sử dụng đối với các mặt hàng, như: thực phẩm (ví dụ: thịt lợn, thịt gà, thịt bò,…); các loại bánh kẹo, mứt truyền thống; các mặt hàng thời trang,… => khi nhu cầu tiêu dùng tăng lên, lớn hơn mức cung hàng hóa, dịch vụ sẽ dẫn tới việc giá cả hàng hóa tăng lên.

Bài 9 trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cầu về phòng khách sạn gần biển tăng mạnh vào dịp hè, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?

A. Giá phòng khách sạn tăng lên.

B. Giá phòng khách sạn giảm xuống.

C. Giá phòng khách sạn ổn định.

D. Giá phòng khách sạn bão hoà.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Cầu về phòng khách sạn gần biển tăng mạnh vào dịp hè, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng giá phòng khách sạn tăng lên.

Bài 10 trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi cung, cầu biến động tăng hoặc giảm thì đều ảnh hưởng đến điều gì sau đây?

A. Việc sản xuất hàng hoá.

B. Việc tiêu dùng hàng hoá

C. Giá trị của hàng hoá.

D. Giá cả thị trường.

Lời giải:

- Đáp án đúng là: A, C, D.

- Giải thích:

(A) Biến động cung - cầu ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa:

+ Khi cung lớn hơn cầu, giá giảm => thu hẹp sản xuất;

+ Khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng => mở rộng sản xuất.

(B) Biến động cung - cầu ảnh hưởng đến tiêu dùng hàng hóa:

+ Khi cung lớn hơn cầu, giá giảm => mua nhiều hàng hóa, dịch vụ.

+ Khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng => hạn chế mua hàng hóa, dịch vụ.

(D) Biến động cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:

+ Khi cung lớn hơn cầu => giá giảm.

+ Khi cung nhỏ hơn cầu => giá tăng;

+ Cung bằng cầu => giá ổn định.

Bài 11 trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mệnh đề nào dưới đây không phản ánh biểu hiện của quan hệ cung - cầu?

A. Cung - cầu tác động lẫn nhau.

B. Cung - cầu độc lập với nhau.

C. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường.

D. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

“Cung - cầu độc lập với nhau” là mệnh đề không phản ánh biểu hiện của quan hệ cung - cầu

Bài 12 trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế nào dưới đây

A. Chủ thể sản xuất và chủ thể trung gian.

B. Người sản xuất với người tiêu dùng.

C. Người kinh doanh với Nhà nước.

D. Doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các chủ thể sản xuất và tiêu dùng.

Bài 13 trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Gia đình X có vườn trồng cam hữu cơ cung cấp cho thị trường. Hiện nay, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang có xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy, nhu cầu về cam hữu cơ tăng lên và giá mặt hàng này liên tục tăng. Với những dấu hiệu này của thị trường, để thu được thêm lợi nhuận, gia đình X nên làm gì?

A. Tìm cách mở rộng diện tích trồng cam hữu cơ.

B. Thu hẹp diện tích trồng cam hữu cơ.

C. Giữ nguyên diện tích trồng cam hữu cơ.

D. Chuyển diện tích đất vườn hiện tại sang trồng loại cây khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Với những dấu hiệu tích cực của thị trường (nhu cầu về cam hữu cơ tăng lên và giá mặt hàng này liên tục tăng), để thu được thêm lợi nhuận, gia đình X nên tìm cách mở rộng diện tích trồng cam hữu cơ.

Bài 14 trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi giá cả một mặt hàng mà em thường sử dụng tăng cao do lượng người mua đông mà hàng lại khan hiếm thì vận dụng quan hệ cung - cầu, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây theo hướng có lợi nhất cho mình?

A. Chấp nhận mua mặt hàng đó với giá cao vì đã quen dùng.

B. Tìm mua một mặt hàng tương đương có giá thấp hơn.

C. Đợi khi nào mặt hàng đó ổn định thì tiếp tục mua.

D. Bỏ hẳn không mua và không sử dụng mặt hàng đó nữa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khi giá cả một mặt hàng mà em thường sử dụng tăng cao do lượng người mua đông mà hàng lại khan hiếm thì vận dụng quan hệ cung - cầu, em sẽ lựa chọn cách tìm mua một mặt hàng tương đương có giá thấp hơn.

Bài 15 trang 12 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin

Thông tin 1: Hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam phục hồi rất tốt từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2022, giá tôm nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng kỉ lục. Bên cạnh đó, sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các nhà máy, xí nghiệp đều đã mở cửa trở lại thu hút lao động, giá nhân công biến động theo hướng tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản vốn cần nhiều lao động.

Thông tin 2: Lạm phát ở các nước châu Âu làm cho người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu hơn. Mặt hàng tôm được xem là thực phẩm cao cấp nên người tiêu dùng cũng hạn chế tiêu dùng. Do vậy, xuất khẩu tôm sang thị trường châu Âu trong quý III năm 2022 đang chậm lại, nhiều nhà nhập khẩu cho biết sẽ hạn chế đặt hàng từ giữa năm cho đến hết quý III.

a) Thông tin 1 cho em biết điều gì về biến động giá nhân công sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát? Vận dụng hiểu biết về quan hệ cung - cầu, em hãy lí giải nguyên nhân biến động đó.

b) Từ thông tin 1, em hãy chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cung mặt hàng tôm chế biến xuất khẩu của Việt Nam.

c) Thông tin 2 cho em biết điều gì về nhân tố ảnh hưởng đến cầu mặt hàng tôm chế biến xuất khẩu của Việt Nam? Theo em, các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu nên làm gì để ứng phó với tình hình trên? Vận dụng hiểu biết về quan hệ cung - cầu, em hãy giải thích cho ý kiến của mình về phương án em đề xuất.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Sau dịch Covid-19, giá nhân công có sư biến động theo xu hướng tăng

- Giải thích: Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các nhà máy, xí nghiệp đều đã mở cửa trở lại thu hút lao động => tổng cầu về lao động tăng; trong khi đó, nguồn cung lao động không đủ đáp ứng nhu cầu => giá nhân công tăng lên.

♦ Yêu cầu b) Nhân tố ảnh hưởng đến cung mặt hàng tôm chế biến xuất khẩu của Việt Nam (trong thông tin 1) là:

+ Giá cả yếu tố sản xuất.

+ Giá cả của sản phẩm tôm xuất khẩu.

♦ Yêu cầu c)

- Nhân tố ảnh hưởng đến cầu mặt hàng tôm chế biến xuất khẩu của Việt Nam trong quý III năm 2022 là:

+ Giá cả của sản phẩm tôm xuất khẩu (tôm là thực phẩm cao cấp nên mức giá cao).

+ Thu nhập của người tiêu dùng (lạm phát tăng cao, trong khi thu nhập của người tiêu dùng không đổi => mức sống của người tiêu dùng bị sụt giảm)

- Để ứng phó với tình trạng trên, các doanh nghiệp chế biến tôm nên thu hẹp quy mô sản xuất, vì: tình trạng cung lớn hơn cầu đang diễn ra, nếu các doanh nghiệp giữ nguyên hoặc tăng quy mô sản xuất sẽ khiến cho tình trạng dư thừa mặt hàng tôm ngày càng trầm trọng => điều này sẽ dẫn đến giá cả mặt hàng tôm sụt giảm => doanh nghiệp thua lỗ.

Xem thêm giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

Bài 3: Thị trường lao động

Bài 4: Việc làm

Bài 5: Thất nghiệp

 
Đánh giá

0

0 đánh giá