Với giải Vận dụng 2 trang 83 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Vận dụng 2 trang 83 KTPL 11: Em hãy cùng bạn khảo sát và viết bài tuyên truyền việc thực hiện bình đẳng giới tại trường em đang học.
Lời giải:
(*) Bài viết tham khảo:
Kính thưa các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh yêu quý!
Thực hiện Kế hoạch số 65/KH-SGDĐT ngày 18/11/2022 của Sở GD&ĐT Ninh Bình và Kế hoạch số 43/KH-PGDĐT ngày 21/11/2022 của Phòng GD&ĐT Hoa Lư v/v triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2022,
Hôm nay, trường THPT ……….. tổ chức Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, vận động toàn xã hội chủ động tích cực hành động nhằm thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách, chương trình về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.
Kính thưa các thầy cô giáo cùng các bạn!
Thế nào là bình đẳng giới? Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và được thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các quyền lợi, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.
Bình đẳng giới là nam và nữ đều được tiếp cận với giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị,... Bình đẳng giới có nghĩa rằng không còn sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, phụ nữ và nam giới cùng có địa vị bình đẳng trong xã hội và gia đình. Bình đẳng không có nghĩa là nam giới và phụ nữ hoàn toàn như nhau mà là các điểm tương đồng và khác biệt giữa họ được thừa nhận và tôn trọng.
Tại sao phải thực hiện bình đẳng giới? Thực hiện bình đẳng giới là đảm bảo quyền con người. Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Thực hiện bình đẳng giới đem lại lợi ích cho phụ nữ và xã hội.
Bình đẳng giới phải được thực hiện trong mỗi gia đình. Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và xây dựng thể chế gia đình bền vững.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình,…mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các Công ước quốc tế như công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻmm,… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ. Hoặc nhiều gia đình Việt Nam ngày nay vẫn còn tư tưởng thích có con trai hơn con gái, phân biệt đối xử giữa người con trai và con gái trong một gia đình,… Đặc biệt, hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở đó, phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình, họ phải làm việc suốt ngày và không được tiếp cận với việc học hành. Những người đàn ông thường dành thời gian cho việc làng, việc nước, việc họ hàng, rồi sa vào các tệ nạn xã hội,… nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ. Và hiện tượng xúc phạm, đánh đập, xâm hại phụ nữ và trẻ em vẫn còn diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong xã hội.
Đối với giáo dục: Khẳng định bình đẳng giới là vấn đề toàn cầu, giáo dục đã thực hiện vấn đề bình đẳng giới trong chương trình, SGK (kể cả trong chương trình tổng thể và chương trình môn họvà các hoạt động giáo dục. Trong các cơ sở giáo dục hiện nay, việc thực hiện bình đẳng giới được thể hiện hiệu quả và rõ nét nhất thông qua nhiều nội dung:
- Trong tổ chức lớp, các chức danh quản lý lớp, nhóm học tập;
- Trong các hoạt động học tập và giáo dục của trường, của lớp;
- Trong cách đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
- Trong công tác Thi đua - khen thưởng,...
Tất cả học sinh đều được đối xử bình đẳng như nhau không phân biệt nam hay nữ. Việc quan tâm, chăm lo, giáo dục, không phân biệt đối xử giữa trẻ em trai và trẻ em gái, tạo cơ hội, điều kiện ngang nhau cho các em học tập và phát triển. Đặc biệt với các em bé gái ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện để các em được đến trường học, được tiếp cận thông tin và hưởng thụ các chính sách về văn hóa, xã hội một cách bình đẳng.
Kính thưa các thầy cô giáo cùng các bạn!
Hưởng ứng: “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2022”vớichủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và đảm bảo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”
Tôi xin gửi tới các thầy cô giáo và các bạn học sinh những thông điệp tuyên truyền sau:
1. Thầy và trò trường THPT ……….. tích cực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.
2. Hưởng ứng ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2022.
3. Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
4. Đảm bảo an sinh xã hội là nền tảng thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển bền vững của đất nước.
5. Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em!.
6. Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.
7. Xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng.
8. Hãy tố cáo khi bị quấy rối tình dục.
9. Hãy hành động vì cộng đồng an toàn, không bạo lực.
10. Bình đẳng giới góp phần đầu tư cho tương lai, công bằng xã hội và phát triển bền vững.
Kính thưa các thầy cô giáo cùng các bạn!
Bình đẳng giới là một trong các yếu tố để xác định một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phụ nữ là một nửa thế giới, phải được tôn trọng, được công nhận giá trị và vai trò xã hội cũng như những cống hiến của họ. Bình đẳng giới tạo nên sự phát triển kinh tế và nâng cao nguồn nhân lực của đất nước.
Như vậy, việc xây dựng xã hội có bình đẳng giới, bảo đảm bình đẳng giới là lời kêu gọi không chỉ của riêng nữ giới, mà của mọi người, là mục tiêu cần sớm hoàn thành của các quốc gia, để từ đó góp phần xây dựng một thế giới phát triển bền vững.
Đối với nhà trường, việc thực hiện tốt bình đẳng giới sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đặt ra.
Xin kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc; chúc các bạn học sinh chăm ngoan, học giỏi và chúng ta cùng quyết tâm hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.
Trân trọng cảm ơn!
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc
A. tiếp cận nguồn vốn, thị trường.
B. tham gia các hoạt động xã hội.
C. lựa chọn ngành, nghề đào tạo.
D. ứng cử vào các cơ quan, tổ chức.
Đáp án đúng là: A
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường....
Câu 2. Một trong những nội dung của quyền bình đẳng giới trong lao động là mọi công dân đều được thực hiện quyền lao động thông qua
A. nội dung thông cáo báo chí.
B. lựa chọn việc làm phù hợp.
C. kế hoạch điều tra nhân lực.
D. chiến lược phân bố dân cư.
Đáp án đúng là: B
Một trong những nội dung của quyền bình đẳng giới trong lao động là mọi công dân đều được thực hiện quyền lao động thông qua lựa chọn việc làm phù hợp.
Câu 3. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Văn hóa.
C. Lao động.
D. Giáo dục.
Đáp án đúng là: C
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác,...
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 82 KTPL 11: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?...
Luyện tập 4 trang 83 KTPL 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:...
Luyện tập 4 trang 83 KTPL 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:...
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội