Em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động ở thông tin 1

364

Với giải Câu hỏi trang 77 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Câu hỏi trang 77 KTPL 11: Em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động ở thông tin 1.

Lời giải:

Pháp luật nước ta quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động bao gồm:

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

Lý thuyết Pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực

a. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

- Để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, pháp luật nước ta quy định:

+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức.

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

b. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động

- Pháp luật nước ta quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động bao gồm:

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

+ Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội được làm việc theo đúng năng lực của bản thân và được hưởng lợi ích xứng đáng với công việc bản thân đã làm.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Bình đẳng giới trong lao động (minh họa)

c. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học công nghệ

- Pháp luật nước ta quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học và công nghệ, bao gồm:

+ Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ; tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát minh, sáng chế.

+ Nam, nữ được bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao; bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế; bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

d. Pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình

- Để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, pháp luật nước ta quy định:

+ Trong gia đình, vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

+ Các thành viên nam, nữ trong gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Chia sẻ công việc gia đình giúp cuộc sống gia đình trở nên tốt đẹp hơn

Đánh giá

0

0 đánh giá