Công thức tính số bội giác của kính thiên văn hay, chi tiết

456

Với Công thức tính số bội giác của kính thiên văn Vật lý lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các Công thức tính số bội giác của kính thiên văn từ đó biết cách làm bài tập Vật lý 11. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính số bội giác của kính thiên văn - Vật lý lớp 11

1. Định nghĩa

 Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với các vật ở xa.

Kính thiên văn gồm:

 + Vật kính L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (và dm đến vài m).

 + Thị kính L2 là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm).

Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng thay đổi được.

Công thức tính số bội giác của kính thiên văn hay, chi tiết - Vật lý lớp 11  (ảnh 1)

Sơ đồ tạo ảnh bởi kính thiên văn

Công thức tính số bội giác của kính thiên văn hay, chi tiết - Vật lý lớp 11  (ảnh 1)

Cách ngắm chừng bởi kính thiên văn

    Hướng trục của kính thiên văn đến vật AB ở rất xa cần quan sát để thu ảnh thật A1B1 trên tiêu diện ảnh của vật kính. Sau đó thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính để ảnh cuối cùng A2B2 qua thị kính là ảnh ảo, nằm trong giới hạn nhìn rỏ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn năng suất phân li của mắt.

    Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh ảo này.

    Để có thể quan sát trong một thời gian dài mà không bị mỏi mắt, ta phải đưa ảnh cuối cùng ra vô cực: ngắm chừng ở vô cực.

2. Công thức – đơn vị đo

Trường hợp tổng quát: G=k2.OCCd2'+L

Khi ngắm chừng ở vô cực: G=αα0tanαtanα0

Ta có:  tana0 = A1B1f1  ; tana = A1B1f2

(mỗi thiên thể có góc trông α0 nhất định)

 Do đó: G¥ = f1f2

Trong đó:

+ G là số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực

+ f1 là tiêu cự của vật kính

+ f2 là tiêu cự của thị kính

 Số bội giác của kính thiên văn trong điều kiện này không phụ thuộc vị trí đặt mắt sau thị kính.

3. Mở rộng

Khi biết số bội giác, ta có thể xác định tiêu cự của thị kính

f2=f1G

Ta có thể xác định tiêu cự của vật kính f1 = f2.G

4. Bài tập ví dụ

Bài 1: Vật kính của một kính thiên vắn có tiêu cự f1 = 1,2 mét, thị kính là một kính lúp có tiêu cự f2 = 4 cm. Tính số bội giác của kính thiên văn này khi ngắm chừng ở vô cực.

Bài giải:

Áp dụng công thức G=f1f2=1204=30

Đáp án: G = 30

Bài 2: Mắt một người không có tật dùng kính thiên văn quan sát mặt Trăng mà không cần điều tiết. Khi đó khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 90 cm và số bội giác  G = 17.

Bài giải:

Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là f1 + f2 = 90 (cm)  (*)

Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là G=f1f2=17 => f1 = 17f2

Thay vào (*) ta được f2 +17f2 = 90 => f2 = 5 cm

=> f1 = 90 – f2 = 85 cm.

Đáp án: f1 = 85 cm; f2 = 5 cm

Xem thêm tổng hợp công thức môn Vật lý lớp 11 đầy đủ và chi tiết khác:

Công thức định luật khúc xạ ánh sáng

Công thức tính góc khúc xạ

Công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần

Công thức tính góc lệch

Công thức tính góc tới

Công thức tính chiết suất tuyệt đối

Công thức tính chiết suất tỉ đối

Công thức tính bản mặt song song

Công thức Lăng kính

Công thức tính góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính

Công thức Thấu kính

Công thức tính tiêu cự

Công thức tính tiêu cự của thấu kính mỏng

Công thức tính tiêu cự của kính lúp

Công thức tính tiêu cự của mắt

Công thức tính độ tụ

Công thức tính độ tụ của thấu kính

Công thức tính độ tụ của mắt

Công thức tính độ tụ của kính lúp

Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng vô cực

Công thức tính số bội giác của kính lúp

Công thức tính số bội giác của kính hiển vi

Công thức tính số bội giác của kính thiên văn

Công thức tính ảnh ảo của thấu kính hội tụ

Công thức tính ảnh ảo

Công thức tính hệ số phóng đại

Công thức tính khoảng cách từ vật đến ảnh

Công thức tính khoảng cách từ vật đến thấu kính

Công thức về mắt

Công thức tính năng suất phân li của mắt

Công thức Mắt và các dụng cụ quang học

Đánh giá

0

0 đánh giá