Công thức Lăng kính đầy đủ, chi tiết

1.5 K

Với Công thức Lăng kính Vật lý lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các Công thức Lăng kính từ đó biết cách làm bài tập Vật lý 11. Mời các bạn đón xem:

Công thức Lăng kính - Vật lý lớp 11

1. Định nghĩa

Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng lăng trụ tam giác.

Công thức Lăng kính đầy đủ, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

Một lăng kính được đặc trưng bởi:

+ Góc chiết quang A;

+ Chiết suất n.

Công thức Lăng kính đầy đủ, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

Chiếu đến mặt bên của lăng kính một chùm sáng hẹp đơn sắc SI.

+ Tại I: tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến, nghĩa là lệch về phía đáy của lăng kính.

+ Tại J: tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến, tức là cũng lệch về phía đáy của lăng kính.

  Vậy, khi có tia ló ra khỏi lăng kính thì tia ló bao giờ cũng lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới.

  Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D của tia sáng khi truyền qua lăng kính.

Công thức Lăng kính đầy đủ, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

2. Công thức – đơn vị đo

Xét một lăng kính có chiết suất n đặt trong không khí.

Công thức lăng kính:

- Tại I: sini1 = n.sin r1

- Tại J: sini2 = n.sin r2

- Góc chiết quang: A = r1 + r2

- Góc lệch của tia sáng qua lăng kính: D = i1 + i2 – A

Trong đó:

+ i1 là góc tới của tia sáng từ không khí vào lăng kính tại mặt bên thứ nhất (tại I);

+ i2 là góc ló của tia sáng đi từ lăng kính ra không khí từ mặt bên thứ hai (tại J);

+ D là góc lệch giữa tia tới và tia ló;

+ A là góc ở đỉnh;

+ r1 là góc khúc xạ tại mặt bên thứ nhất (tại I);

+ r2 là góc tới của tia sáng tại mặt bên thứ hai (tại J).

3. Mở rộng

3.1. Nếu góc chiết quang A nhỏ (< 100), ta gọi lăng kính là nêm quang học.

Chiếu tới nêm quang học một tia tới có góc tới i nhỏ (i < 100), ta có các công thức lăng kính như sau:

i1 = nr1 ; i2 = nr2

A = r1 + r2

D = (n -1).A

3.2. Khi thay đổi góc tới i thì góc lệch D thay đổi qua một giá trị Dmin.

 Khi đó

i1=i2=Dm+A2

r1=r2=A2

Chú ý: Nếu đo được A và Dm bằng thực nghiệm, có thể đo được chiết suất của lăng kính theo công thức:

n=sinDmin+A2sinA2

Khi đó đường truyền của tia sáng qua lăng kính như hình sau:

Công thức Lăng kính đầy đủ, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1) 

3.3. Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân. Lăng kính phản xạ toàn phần được sử dụng để tạo ảnh thuận chiều (ống nhòm, máy ảnh, …)

Công thức Lăng kính đầy đủ, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

Đối với lăng kính đặt trong không khí, ta luôn có tia sáng đi từ không khí vào trong lăng kính, nhưng khi tia sáng đi từ lăng kính ra ngoài không khí, ta phải chú ý tính góc giới hạn phản xạ toàn phần bằng công thức:

sinigh=1n 

Nếu góc tới r2 > igh thì sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

3.4. Nếu lăng kính đặt trong môi trường có chiết suất n’, thì công thức lăng kính là:

n’sini1 = n.sin r1

 n’sini2 = n.sin r2

A = r1 + r2

 D = i1 + i2 - A

4. Bài tập ví dụ

Bài 1: Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,41 ≈ 2. Tiết diện thẳng là một tam giác đều ABC. Chiếu một tia sáng nằm trong mặt phẳng cỉa tiết diện thẳng, tới AB với góc tới 450. Xác định đường truyền của tia sáng.

Bài giải:

Công thức Lăng kính đầy đủ, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1) 

Tại I luôn có tia khúc xạ, ta có:

Sini1 = nsinr1

Sin r1 = sini1n=sin4502=12 => r1 = 300

Tại J: r2 = 600 – 300 = 300

Áp dụng công thức thấu kính, ta có:  Sini2 = nsinr2 => i2 = 450

Bài 2: Một lăng kính thủy tinh P có chiết suất n = 1,5, tiết diện thẳng là một tam giác ABC vuông cân tại B.Chiếu vuông góc tới  mặt AB một chùm sáng song song SI //BC.

a) Khối thủy tinh P ở trong không khí.Tính góc D làm bởi tia tới và tia ló.   

b) Tính lại góc D nếu khối P ở trong nước có chiết suất n’ = 1,33.

Bài giải:

a) Ta tính góc giới hạn phản xạ toàn phần của lăng kính này

sin igh =  1n=11,5 => igh = 41,810 = 420

Đường truyền của tia sáng qua lăng kính như sau

Công thức Lăng kính đầy đủ, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

Tia sáng tới vuông góc với mặt bên nên truyền thẳng vào trong lăng kính.

Góc HIN^ = 450 > igh    => xảy ra phản xạ toàn phần  tại I.

Góc phản xạ = góc tới   => góc JIN^  = góc HIN^ = 450

=> Góc JIC^ = 450

=> Góc JIC^ = 900

Góc lệch D = góc SIJ^ =900
b)

Đặt lăng kính vào nước, ta có hình vẽ

Công thức Lăng kính đầy đủ, chi tiết - Vật lý lớp 11 (ảnh 1)

 

Sin igh = n'n=1,331,5 => igh = 630. Vì góc tới i = 450 < igh, nên sẽ xảy ra khúc xạ tại mặt AC.

Áp dụng công thức khúc xạ ánh sáng: n.sini = n’.sinr => 1,5.sin 450 = 1,33.sinr => r = 530

Góc lệch: D = |r – i| = |53 – 45| = 80

Xem thêm tổng hợp công thức môn Vật lý lớp 11 đầy đủ và chi tiết khác:

Công thức định luật khúc xạ ánh sáng

Công thức tính góc khúc xạ

Công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần

Công thức tính góc lệch

Công thức tính góc tới

Công thức tính chiết suất tuyệt đối

Công thức tính chiết suất tỉ đối

Công thức tính bản mặt song song

Công thức Lăng kính

Công thức tính góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính

Công thức Thấu kính

Công thức tính tiêu cự

Công thức tính tiêu cự của thấu kính mỏng

Công thức tính tiêu cự của kính lúp

Công thức tính tiêu cự của mắt

Công thức tính độ tụ

Công thức tính độ tụ của thấu kính

Công thức tính độ tụ của mắt

Công thức tính độ tụ của kính lúp

Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng vô cực

Công thức tính số bội giác của kính lúp

Công thức tính số bội giác của kính hiển vi

Công thức tính số bội giác của kính thiên văn

Công thức tính ảnh ảo của thấu kính hội tụ

Công thức tính ảnh ảo

Công thức tính hệ số phóng đại

Công thức tính khoảng cách từ vật đến ảnh

Công thức tính khoảng cách từ vật đến thấu kính

Công thức về mắt

Công thức tính năng suất phân li của mắt

Công thức Mắt và các dụng cụ quang học

Đánh giá

0

0 đánh giá