Dựa vào thông tin trên, em hãy nêu cách phòng chống bệnh viêm tai giữa, ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình

800

Với giải Câu hỏi trang 156 Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Câu hỏi trang 156 KHTN lớp 8: Dựa vào thông tin trên, em hãy nêu cách phòng chống bệnh viêm tai giữa, ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình.

Trả lời:

• Cách phòng chống bệnh viêm tai giữa:

- Thực hiện vệ sinh tai đúng cách; tránh dùng vật nhọn, sắc để ngoáy hay lấy ráy tai.

- Tránh để nước vào tai khi tắm, gội hoặc khi đi bơi.

- Điều trị sớm và triệt để các bệnh lí về tai, mũi, họng.

• Cách phòng chống bệnh ù tai:

- Hạn chế tiếp xúc với âm thanh có cường độ cao và liên tục.

- Bảo vệ tai, tránh để cho các dị vật rơi vào tai.

- Thực hiện vệ sinh tai đúng cách; tránh dùng vật nhọn, sắc để ngoáy hay lấy ráy tai.

- Tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng cách để giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh nhằm ngăn ngừa chứng ù tai liên quan đến rối loạn mạch máu.

Lý thuyết Các giác quan

1. Thị giác

a) Cấu tạo và chức năng

- Thị giác có cấu tạo gồm mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở não. Thị giác có chức năng quan sát, thu nhận hình ảnh, màu sắc của sự vật và hiện tượng, giúp não nhận biết và xử lí thông tin.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 37 (Kết nối tri thức): Hệ thần kinh và các giác quan ở người (ảnh 1)

b) Quá trình thu nhận ánh sáng:

- Chúng ta có thể nhìn thấy vật là do có ánh sáng phản chiếu từ vật khúc xạ qua giác mạc và thể thuỷ tinh tới màng lưới.

- Ánh sáng tác động lên các tế bào thụ cảm thị giác, gây hưng phấn các tế bào này và truyền theo dây thần kinh thị giác tới não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật.

c) Một số bệnh, tật về thị giác:

- Khả năng nhìn có thể bị suy giảm do một số bệnh và tật như bệnh đau mắt đỏ, tật cận thị, viễn thị và loạn thị.

- Bệnh đau mắt đỏ do virus Adeno, vi khuẩn Staphylococcus,... gây nên. Người bị bệnh đau mắt đỏ có các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, có nhiều ghèn (dù) mắt, cộm mắt.

- Cận thị, viễn thị và loạn thị là các tật về mắt. Khi bị mắc các tật này, ảnh của vật sẽ không hiện trên màng lưới.

- Cận thị có thể do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do nhìn gần khi đọc sách hay làm việc trong ánh sáng yếu, lâu dẫn làm thể thuỷ tinh phóng lên. Tình trạng này kéo dài làm thể thuỷ tinh mất dần khả năng đàn hồi.

- Viễn thị có thể do cấu mắt quả ngắn hoặc thể thuỷ tinh bị lão hoá xẹp xuống khó phóng lên.

- Loạn thị do giác mạc bị biến dạng không đều khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm.

2. Thính giác

a) Cấu tạo và chức năng

- Tai có cấu tạo gồm ba phần: tai ngoài gồm vành tai và ống tai; tai giữa có màng nhĩ và chuỗi xương tai, có vòi tai thông với khoang miệng; tai trong có ốc tai chứa các cơ quan thụ cảm âm thanh, từ ốc tai có dây thần kinh thính giác đi về não.

- Thính giác có chức năng thu nhận âm thanh từ môi trường, truyền lên não xử lí giúp ta nhận biết được âm thanh.

- Tai thu nhận âm thanh theo cơ chế truyền sóng âm. Âm thanh được loa tai hứng, truyền qua ống tại làm rung màng nhĩ, gây tác động vào chuỗi xương tai làm rung các màng và dịch trong ốc tai. Những rung động này gây hưng phấn cơ quan thụ cảm, làm xuất hiện xung thần kinh đi theo dây thần kinh thính giác về não cho ta cảm nhận âm thanh.

b) Một số bệnh về thính giác

- Bệnh viêm tai giữa: là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm tai giữa do vi khuẩn. Nguyên nhân gây bệnh có thể là nước bắn vào tai, ráy tai bị nhiễm khuẩn, thiếu máu não, nhiễm lạnh hoặc biến chứng từ các bệnh vùng mũi, họng. Bệnh thường có các triệu chứng như đau tai, nhức đầu, giảm thính giác, có dịch lỏng và hôi chảy từ tai, có thể kèm theo sốt nhẹ và đau họng.

- Bệnh ù tai: do một số nguyên nhân như làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, nghe tiếng bom, mìn nổ, ráy tai nhiều gây tắc nghẽn, có dị vật ở tai, thiếu máu não... Người bị bệnh thường không nghe rõ được âm thanh và luôn nghe thấy tiếng "ù ù" trong tai.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá