10 câu Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 25 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Hô hấp tế bào

2.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 25: Hô hấp tế bào sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 25: Hô hấp tế bào. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 25: Hô hấp tế bào

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 25: Hô hấp tế bào

Câu 1. Khi vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng,… nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên vì

A. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải oxygen và hấp thụ carbon dioxide tăng.

B. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải carbon dioxide và hấp thụ oxygen tăng.

C. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải nitrogen và hấp thụ oxygen tăng.

D. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải oxygen và hấp thụ nitrogen tăng.

Đáp án đúng là: B

Khi vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng,… nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên dẫn đến tốc độ hô hấp tế bào tăng. Mà quá trình hô hấp tế bào cần sử dụng oxygen và thải ra khí carbon dioxide. Do đó, nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu thải carbon dioxide và hấp thụ oxygen tăng.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biểu hiện trái ngược nhau giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào?

A. Quá trình tổng hợp biến đổi chất đơn giản thành chất phức tạp, đồng thời tích lũy năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất phức tạp thành chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng.

B. Quá trình tổng hợp biến đổi chất đơn giản thành chất phức tạp, đồng thời giải phóng năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất phức tạp thành chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng.

C. Quá trình tổng hợp biến đổi chất phức tạp thành chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất đơn giản thành chất phức tạp, đồng thời tích lũy năng lượng.

D. Quá trình tổng hợp biến đổi chất phức tạp thành chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất đơn giản thành chất phức tạp, đồng thời giải phóng năng lượng.

Đáp án đúng là: A

Quá trình tổng hợp biến đổi chất đơn giản thành chất phức tạp, đồng thời tích lũy năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất phức tạp thành chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng.

Câu 3. Cho bảng sau:

Yếu tố

Ảnh hưởng

(1) Nhiệt độ

(a) vừa là nguyên liệu, vừa là môi trường cho các phản ứng hóa học trong quá trình hô hấp tế bào.

(2) Hàm lượng nước

(b) ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tế bào thông qua sự tác động đến các enzyme xúc tác phản ứng hóa học.

(3) Nồng độ oxygen

(c) là nguyên liệu tham gia quá trình hô hấp, nếu giảm xuống dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm.

(4) Nồng độ carbon dioxide

(d) nếu tăng quá cao (cao hơn 0,03%) sẽ gây ức chế quá trình hô hấp tế bào.

Ghép nối yếu tố với tác động ảnh hưởng phù hợp:

A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.

B. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.

C. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d.

D. 1-a, 2-b, 3-d, 4-c.

Đáp án đúng là: B

1-b: Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tế bào thông qua sự tác động đến các enzyme xúc tác phản ứng hóa học.

2-a: Hàm lượng nước vừa là nguyên liệu, vừa là môi trường cho các phản ứng hóa học trong quá trình hô hấp tế bào.

3-c: Nồng độ oxygen là nguyên liệu tham gia quá trình hô hấp, nếu giảm xuống dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm.

4-d: Nồng độ carbon dioxide nếu tăng quá cao (cao hơn 0,03%) sẽ gây ức chế quá trình hô hấp tế bào.

Câu 4. Tại sao những loại hạt như thóc, ngô,… được đem phơi khô trước khi đem vào kho bảo quản?

A. Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng oxygen có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.

B. Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng nước có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.

C. Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng carbon dioxide có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.

D. Vì khi phơi khô sẽ làm giảm nhiệt độ có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.

Đáp án đúng là: B

Những loại hạt như thóc, ngô,… được đem phơi khô trước khi đem vào kho bảo quản vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng nước có trong nông sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.

Câu 5. Cho các biện pháp sau:

(1) Hạn chế chơi thể thao và lao động nặng

(2) Tránh thiếu hụt oxygen

(3) Chế độ dinh dưỡng hợp lí

(4) Trồng nhiều cây xanh

Số biện pháp giúp đảm bảo quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

- Biện pháp giúp đảm bảo quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường là: (2), (3), (4).

- (1) Sai. Để đảm bảo quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường nên có chế độ lao động hoặc chơi thể thao vừa sức.

Câu 6. Ở sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp tế bào diễn ra trong bào quan là

A. ti thể.

B. lục lạp.

C. ribosome.

D. nhân tế bào.

Đáp án đúng là: A

Ở sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp tế bào diễn ra trong bào quan ti thể.

Câu 7. Trong quá trình hô hấp tế bào, chất hữu cơ bị phân giải thành sản phẩm cuối cùng là

A. carbon dioxide và nước.

B. carbon dioxide và oxygen.

C. oxygen và nitrogen.

D. oxygen và nước.

Đáp án đúng là: A

Trong quá trình hô hấp tế bào, chất hữu cơ bị phân giải thành sản phẩm cuối cùng là carbon dioxide, nước.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự chuyển hóa năng lượng diễn ra trong hô hấp tế bào?

A. Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy trong các phân tử ATP, phần còn lại được giải phóng dưới dạng điện năng.

B. Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy trong các phân tử ATP, phần còn lại được giải phóng dưới dạng nhiệt năng.

C. Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy trong các phân tử ATP, phần còn lại được giải phóng dưới dạng quang năng.

D. Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy trong các phân tử ATP, phần còn lại được giải phóng dưới dạng cơ năng.

Đáp án đúng là: B

Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy trong các phân tử ATP để cung cấp cho hoạt động sống, phần còn lại được giải phóng dưới dạng nhiệt năng.

Câu 9. Hô hấp tế bào là

A. quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) diễn ra bên trong tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

B. là quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) diễn ra bên ngoài tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

C. là quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) diễn ra bên trong tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

D. quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) diễn ra bên ngoài tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

Đáp án đúng là: C

Hô hấp tế bào là quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) diễn ra bên trong tế bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 10. Cho các trường hợp sau:

(1) Một vận động viên đang thi đấu.

(2) Một nhân viên văn phòng đang làm việc.

(3) Một người đang ngủ.

Trình tự sắp xếp các trường hợp theo thứ tự tốc độ hô hấp tế bào tăng dần là

A. (1) → (2) → (3).

B. (2) → (3) → (1).

C. (3) → (2) → (1).

D. (1) → (3) → (2).

Đáp án đúng là: C

Cường độ hoạt động của vận động viên đang thi đấu là mạnh nhất, sau đó đến nhân viên văn phòng đang làm việc và cuối cùng là người đang ngủ → Nhu cầu năng lượng của vận động viên đang thi đấu là nhiều nhất, sau đó đến nhân viên văn phòng đang làm việc và cuối cùng là người đang ngủ → Trình tự sắp xếp các trường hợp theo thứ tự tốc độ hô hấp tế bào tăng dần là: (3) → (2) → (1).

Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 25: Hô hấp tế bào

Đang cập nhật...

Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

Trắc nghiệm KTPL 7 Bài 25: Hô hấp tế bào

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Đánh giá

0

0 đánh giá