Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Câu 1. Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua
A. lục lạp của lá.
B. khí khổng của lá.
C. mạch gỗ của thân.
D. mạch gỗ của lá.
Đáp án đúng là: B
Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua khí khổng của lá.
Câu 2. Cho các vai trò sau:
(1) Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật.
(2) Giúp lá cây không bị nóng dưới tác động của ánh mặt trời.
(3) Tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất từ rễ lên thân và lá trong mạch gỗ.
(4) Tạo lực hút để vận chuyển các chất dinh dưỡng được tổng hợp từ lá đến các bộ phận khác của cây.
Số vai trò của quá trình thoát hơi nước của cây là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: C
Vai trò của quá trình thoát hơi nước của cây:
(1) Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật.
(2) Giúp lá cây không bị nóng dưới tác động của ánh mặt trời.
(3) Tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất từ rễ lên thân và lá trong mạch gỗ.
Câu 3. Yếu tố chủ yếu điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng là
A. kích thước của các tế bào hạt đậu.
B. độ trương nước của tế bào hạt đậu.
C. số lượng các tế bào nhu mô quanh khí khổng.
D. kích thước của tế bào nhu mô quanh khí khổng.
Đáp án đúng là: B
Hoạt động đóng, mở của khí khổng có vai trò điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng. Mà nguyên nhân chủ yếu khiến cho khí khổng đóng hay mở chính là độ trương nước của tế bào hạt đậu. Bởi vậy, yếu tố chủ yếu điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng là độ trương nước của tế bào hạt đậu.
Câu 4. Trước khi trồng cây, người ta cần phải cày, xới làm cho đất tơi, xốp nhằm
A. tăng hàm lượng khí oxygen trong đất, nhờ đó, rễ hô hấp mạnh, thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
B. tăng hàm lượng khí carbon dioxide trong đất, nhờ đó, rễ hô hấp mạnh, thúcđẩy quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
C. tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất, nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
D. tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất, nhờ đó, giảm thiểu tối đa lượng phân bón cần sử dụng trong quá trình trồng cây.
Đáp án đúng là: A
Trước khi trồng cây, người ta cần phải cày, xới làm cho đất tơi, xốp nhằm tăng hàm lượng khí oxygen trong đất, nhờ đó, rễ hô hấp mạnh, thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
Câu 5. Bón quá nhiều phân sẽ khiến cây bị héo và chết do
A. rễcây hấp thụ quá lượng chất khoáng cần thiết dẫn đến cây mất khả năng hô hấp.
B. rễ cây không hút được nước từ môi trường vào dẫn đến mất cân bằng nước trong cây.
C. rễcây hấp thụ quá lượng chất khoáng cần thiết dẫn đến cây mất khả năng quang hợp.
D. rễ cây hút quá nhiều nước từ môi trường vào dẫn đến mất cân bằng nước trong cây.
Đáp án đúng là: B
Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây trồng, khiến cho rễ cây không hút được nước từ ngoài môi trường vào mà thậm chí nước còn đi ra ngoài tế bào, dẫn đến tình trạng cây bị héo và chết.
Câu 6. Đa số các thực vật trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu nhờ
A. tế bào lông hút.
B. tế bào thịt vỏ.
C. tế bào trụ dẫn.
D. tế bào mạch gỗ.
Đáp án đúng là: A
Tế bào lông hút là tế bào chủ yếu đảm nhận chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ở đa số các thực vật trên cạn.
Câu 7. Mạch gỗ vận chuyển chủ yếu là
A. nước và muối khoáng.
B. các hormone được tổng hợp từ rễ.
C. các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá.
D. các vitamin được tổng hợp từ lá.
Đáp án đúng là: A
Mạch gỗ vận chuyển chủ yếu là nước và muối khoáng. Ngoài ra, còn có một số chất hữu cơ (hormone, vitamin,…) được tổng hợp từ rễ.
Câu 8. Dòng đi xuống trong cây là
A. dòng vận chuyển các chất hữu cơ do lá tổng hợp được đến các cơ quan khác nhờ mạch gỗ.
B. dòng vận chuyển các chất hữu cơ do lá tổng hợp được đến các cơ quan khác nhờ mạch rây.
C. dòng vận chuyển nước và muối khoáng do rễ hấp thụ được đến các cơ quan khác nhờ mạch gỗ.
D. dòng vận chuyển nước và muối khoáng do rễ hấp thụ được đến các cơ quan khác nhờ mạch rây.
Đáp án đúng là: B
Dòng đi xuống trong cây là dòng vận chuyển các chất hữu cơ do lá tổng hợp được đến các cơ quan khác nhờ mạch rây.
Câu 9. Cho hình ảnh sau:
Hình ảnh trên mô tả
A. con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ.
B. con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở thân.
C. con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở lá.
D. con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở quả.
Đáp án đúng là: A
Hình ảnh mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ: Nước và muối khoáng từ đất được lông hút của rễ hấp thụ và đưa vào mạch gỗ để vận chuyển lên thân và lá.
Câu 10. Lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá chiếm khoảng
A. 90%.
B. 98%.
C. 56%.
D. 75%.
Đáp án đúng là: B
Khoảng 98% lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá.
Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
1. Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
1.1. Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ
- Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu của cây: Một số tế bào biểu bì ở rễ kéo dài tạo thành lông hút. Lông hút có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng trong đất.
- Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ:Nước và muối khoáng trong đất → lông hút → biểu bì → thịt vỏ → mạch gỗ của rễ.
- Sau khi nước và muối khoáng từ đất được rễ hấp thụ vào mạch gỗ nhờ lông hút, sẽ được vận chuyển lên thân và lá để cung cấp cho các hoạt động sống của cây.
Sơ đồ con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ
1.2. Quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây
Sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ |
Sự vận chuyển các chất trong mạch rây |
- Vận chuyển chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, …) được tổng hợp ở rễ. |
- Vận chuyển chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở lá, bên cạnh đó còn vận chuyển hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng. |
- Vận chuyển theo chiều đi lên (các chất từ rễ lên thân, lá…). |
- Vận chuyển theo chiều đi xuống (các chất được tổng hợp từ lá được vận chuyển xuống các cơ quan khác của cây). |
Quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây
1.3. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây
- Khoảng 98% lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá.
Quá trình thoát hơi nước ở lá cây
- Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây:
+ Tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất trong cây.
+ Giúp lá cây không bị nóng dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời.
+ Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật.
- Cơ chế thoát hơi nước:
+ Quá trình thoát hơi nước ở lá cây diễn ra chủ yếu qua khí khổng ở lá cây.
+ Hoạt động đóng, mở khí khổng có vai trò điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước và tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở lá: Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí mở → tốc độ thoát hơi nước tăng. Khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại → tốc độ thoát hơi nước giảm.
Hoạt động đóng, mở khí khổng ở lá cây
2. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường:
- Ánh sáng và nhiệt độ: ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng; ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của rễ, làm tăng hoặc giảm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở rễ cây.
Thoát hơi nước tăng khi nhiệt độ tăng
- Nước và độ ẩm: nước trong đất hòa tan muối khoáng, giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ; độ ẩm không khí ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước thông qua ảnh hưởng quá trình thoát hơi nước ở lá.
Nước hòa tan muối khoáng giúp rễ cây hấp thụ
- Độ pH của đất: ảnh hưởng đến sự hòa tan của các muối khoáng trong đất, do đó, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ muối khoáng của rễ.
Độ pH ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ muối khoáng ở rễ
- Độ tơi xốp, thoáng khí của đất: làm tăng hàm lượng khí oxygen trong đất, nhờ đó, rễ hô hấp mạnh, thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
Cây trồng ở đất tơi xốp sẽ phát triển tốt hơn
3. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn
3.1. Vận dụng vào việc tưới nước hợp lí cho cây trồng
- Hàm lượng nước trong cây được cân bằng nhờ quá trình hút nước ở rễ và quá trình thoát hơi nước ở lá.
- Tưới nước hợp lí là đảm bảo sự cân bằng nước trong cây giúp quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cây → Để đảm bảo việc tưới nước hợp lí, cần tuân thủ nguyên tắc: tưới đúng lúc, đúng lượng và đúng cách.
Cây được tưới nước hợp lí
- Lượng nước hợp lí để tưới cho cây cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: loài cây, thời kì sinh trưởng, loại đất trồng và điều kiện thời tiết.
+ Ví dụ: Lúa cần nhiều nước ở giai đoạn đẻ nhánh và cần ít nước hơn ở giai đoạn chín.
Lượng nước hợp lí cho cây lúa ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau
- Ngoài ra, việc tưới nước hợp lí còn giúp tiết kiệm nguồn nước sạch cho môi trường tự nhiên.
3.2. Vận dụng vào việc bón phân hợp lí cho cây trồng
- Phân bón cung cấp các nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Để cây trồng có năng suất cao, cần tuân thủ các nguyên tắc khi bón phân: đúng loại, đúng liều lượng và thành phần dinh dưỡng, đúng nhu cầu của giống và loài cây, đúng lúc và phù hợp với điều kiện đất đai cũng như thời tiết, mùa vụ.
+ Ví dụ: Đối với giống ngô ngọt, ở giai đoạn bón thúc lần 1, lúc ngô có 3 - 4 lá, lượng phân bón cần sử dụng là: 3 kg đạm + 2 kg kali/ sào kết hợp với vun xới nhẹ.
Bón phân cho cây ngô
- Ngoài ra, việc bón phân hợp lí góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 33: Tập tính ở động vật