Lý thuyết KTPL 11 Bài 21 (Cánh diều 2024): Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo | Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11

0.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.

Lý thuyết KTPL 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

- Pháp luật Việt Nam quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo, cụ thể như sau:

+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

+ Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tín ngưỡng và tôn giáo.

+ Luôn tôn trọng, không xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; không lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

- Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo gây hậu quả nghiêm trọng:

+ Ảnh hưởng xấu đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước;

+ Xâm phạm an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội và môi trường;

+ Gây hậu quả xấu đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của người dân;

+ Xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.

- Đối với người có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo thì: tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.

- Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần

+ Tự giác, tích cực học tập, tìm hiểu các nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo và tích cực, chủ động trong thực hiện.

+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; không lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo; hoặc xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.

+ Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo; biết tuyên truyền, phổ biến, vận động, nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện; không vi phạm.

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Câu 1. Công dân vi phạm quyền tự do tín ngưỡng khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Phân biệt đối xử, kì thị người khác vì lý do tôn giáo.

B. Học tập và thực hành các lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng.

C. Tham gia các lễ hội văn hóa - tín ngưỡng tại địa phương.

D. Tham gia hoạt động “khóa tu mùa hè” dành cho sinh viên.

Đáp án đúng là: A

Công dân vi phạm quyền tự do tín ngưỡng khi thực hiện hành vi: phân biệt đối xử, kì thị người khác vì lý do tôn giáo.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo?

A. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.

B. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

C. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của người khác.

Đáp án đúng là: D

- Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác;

+ Không thực hiện các hành vi pháp luật cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;

+ Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

+ Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc trong thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 3. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều

A. bị xử phạt hành chính.

B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. bị phạt cải tạo không giam giữ.

D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Đáp án đúng là: B

Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lí; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Câu 4. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

A. có thể gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước.

B. ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

C. có thể gây tổn hại về sức khỏe, danh dự… của công dân

D. người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.

Đáp án đúng là: D

Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đều bị xử lí theo quy định của pháp luật; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A. Mỗi công dân chỉ có thể theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo.

B. Hoạt động mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

C. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.

D. Vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.

Đáp án đúng là: B

Mê tín dị đoan là hoạt động tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cá nhân, gia đình và xã hội => hoạt động mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

Câu 6. Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền

A. tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

C. ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.

D. phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

Đáp án đúng là: A

Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Câu 7. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.

C. Phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tôn giáo.

D. Học tập và thực hành giáo luật tôn giáo.

Đáp án đúng là: C

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tôn giáo.

Câu 8. Bố mẹ bạn A trong tình trường hợp dưới đây đã thực hiện quyền nào của công dân?

Trường hợp. Bố mẹ A là người theo tôn giáo nhưng luôn tôn trọng ý kiến của A, không cưỡng ép hay thuyết phục A cũng phải theo tôn giáo giống mình.

A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Được bảo hộ danh dự.

D. Tự do ngôn luận.

Đáp án đúng là: A

Bố mẹ A đã thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Câu 9. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Tình huống. Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.

A. Chị H.

B. Bà K.

C. Ông M.

D. Bố mẹ chị H.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, bà K đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, vì bà có thái độ và hành động ngăn cản chị Y theo tôn giáo P.

Câu 10. Trong tình huống sau, chủ thể nào không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Tình huống. Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ đuổi chị B ra khỏi nhà.

A. Anh A.

B. Chị B.

C. Ông T.

D. Bà C.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, chị A không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân

Câu 11. Trong tình huống sau, những chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Tình huống. Xã B là một xã miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống rất khó khăn. Gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện một số người lạ mặt (do ông T đứng đầu) đến truyền đạo. Họ lén lút tiếp cận các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tặng quà và tiền, sau đó tuyên truyền, vận động những gia đình này đi theo tôn giáo mới để được thoát nghèo, để có tiền mua xe, xây nhà. Tin lời nhóm người này, ông Q đã đồng ý gia nhập tôn giáo, dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ bê công việc nương rẫy để nghe giảng đạo và ép buộc vợ con cũng phải thực hiện giống mình. Quá sợ hãi trước các hành vi của chồng, bà M (vợ ông Q) đã bí mật báo sự việc tới chính quyền địa phương và công an xã để nhờ họ trợ giúp.

A. Ông Q, bà M và công an xã B.

B. Ông Q và nhóm người theo tôn giáo lạ.

C. Bà M và chính quyền xã B.

D. Chính quyền và công an xã B.

Đáp án đúng là: B

Hành vi của nhóm người lạ và ông Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi của nhóm người lạ là mua chuộc, dụ dỗ người dân đi theo tôn giáo mới, khiến người dẫn ảo tưởng về tương lai, rời xa thực tế, sao những công việc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hằng ngày. Hành vi của ông Q ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của gia đình, khiến kinh tế sa sút, vợ con sợ hãi, không được thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Lý thuyết Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Lý thuyết Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Lý thuyết Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Lý thuyết Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Đánh giá

0

0 đánh giá