Lý thuyết KTPL 11 Bài 17 (Cánh diều 2024): Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm | Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11

3.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.

Lý thuyết KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể:

+ Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép như có quyết định của Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp cá nhân đó vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

+ Tự tiện bắt người và giam giữ người không theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Hành vi đó tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lí hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Các trường hợp được phép bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Trong các trường hợp này việc bắt, giam giữ người phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của con người, của công dân được ghi nhận tại Điều 19, 20 Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan.

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người được pháp luật bảo hộ. Mọi người có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác như hành vi đánh người gây thương tích, làm chết người, đe doạ giết người. Xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và danh dự của người đó.

- Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi đánh người, tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình gây thương tích, xâm phạm tới tính mạng, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ.

3. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là hành vi trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân được pháp luật bảo hộ; làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tác động xấu đến dư luận xã hội.

- Hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân vừa gây ra hậu quả cho người bị vi phạm, vừa gây ra hậu quả cho xã hội và người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi của mình.

- Đối với người bị vi phạm: Có thể bị tước đoạt quyền sống, bị thiệt hại, ảnh hưởng về sức khỏe, thiệt hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của mình.

- Đối với người có hành vi vi phạm: Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình. Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

4. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.

- Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:

+ Học tập, tìm hiểu các nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân; phân biệt được hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm.

+ Tôn trọng thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác và của chính bản thân mình. Mỗi người phải biết tự bảo vệ quyền của mình, tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật.

+ Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân bằng những hành vi, việc làm cụ thể, phù hợp, nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Câu 1. Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?

A. Anh T bắt và cháu M về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.

B. Nghi ngờ anh T lấy trộm xe máy của mình, ông B đã bắt giam anh T để tra hỏi.

D. Do bị mất trộm đồ nên anh T (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên H lại để tra hỏi.

D. Phát hiện ông D đang vận chuyển 6 kg pháo nổ, công an xã đã đưa ông D về trụ sở.

Đáp án đúng là: D

Ông D vi phạm pháp luật bị bắt quả tang => việc tạm giữ ông D của công an xã là đúng pháp luật.

Câu 2. Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

A. gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

B. gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.

C. là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.

D. gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.

Đáp án đúng là: C

Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.

Câu 3. Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ

A. bị xử lý theo quy định của pháp luật.

B. không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. bị phạt tù trong mọi trường hợp vi phạm.

D. bị phạt kỉ luật trong mọi trường hợp vi phạm.

Đáp án đúng là: A

Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lí hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Câu 4. Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Ý đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương. Anh K đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về địa vị.

B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín.

D. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Đáp án đúng là: D

Trong trình huống trên, anh K đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân (do anh K có hành vi đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương).

Câu 5. Để bảo hộ sức khỏe của công dân, pháp luật quy định không ai được

A. đánh người gây thương tích. 

B. tham gia tranh tụng tại phiên tòa.

C. bắt đối tượng đang bị truy nã.

D. bảo lãnh thân nhân phạm tội.

Đáp án đúng là: A

Để bảo hộ sức khỏe của công dân, pháp luật quy định không ai được đánh người gây thương tích.

Câu 6. Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được bắt người khi người đó đang thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.

B. Công khai đấu giá tài sản cá nhân

C. Vận chuyển pháo nổ từ 06 kilôgam trở lên.

D. Thông báo giá dịch vụ viễn thông.

Đáp án đúng là: C

- Cơ quan có thẩm quyền được bắt người trong trường hợp người đó đang thực hiện hành vi phạm tội.

- Theo quy định của pháp luật: tàng trữ, vận chuyển pháo nổ ngoài xử phạt vi phạt hành chính thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 6 kg trở lên thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù ít nhất từ 06 tháng đến 03 năm.

Câu 7. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi

A. giám hộ trẻ vị thành niên. 

B. tìm kiếm tù nhân trốn trại.

C. theo dõi tội phạm nguy hiểm.

D. giam, giữ người trái pháp luật.

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi giam, giữ người trái pháp luật.

Câu 8. Anh Q, anh X, anh B và anh D cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh B lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh D đã giam anh B tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh X canh giữ. Ngày hôm sau, anh Q đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh B bị giam, trong khi anh X đang ngủ. Anh Q định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh B đã đề nghị anh Q tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh Q tổ chức đánh bạc nên anh Q đã giải thoát cho anh B. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

A. Anh X, anh D và anh Q.

B. anh X, anh D và anh B.

C. Anh X và anh Q.

D. Anh X và anh D.

Đáp án đúng là: D

Trong tình huống trên, anh X và anh D đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (do đã có hành vi bắt và giam giữ người trái pháp luật).

Câu 9. Theo quy định của pháp luật: không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép, trừ trường hợp cá nhân đó

A. vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

B. đang thực hiện các giao dịch dân sự.

C. công khai đấu giá tài sản của bản thân.

D. ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.

Đáp án đúng là: A

Theo quy định của pháp luật: không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép, trừ trường hợp cá nhân đó vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

Câu 10. Hành vi của ông H trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền nào của công dân?

Tình huống. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi công an xã yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm.

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền bất tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Đáp án đúng là: A

Hành vi của ông H trong tình huống trên đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (ông H có hành vi giam giữ trái phép đối với anh K).

Câu 11. Đối với các hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dânchúng ta cần

A. thờ ơ, vô cảm.

B. lên án, ngăn chặn.

C. học tập, noi gương.

D. khuyến khích, cổ vũ.

Đáp án đúng là: B

Đối với các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì luôn bị xử lí về hình sự.

B. Chia sẻ các thông tin không đúng sự thật chi phải chịu trách nhiệm hành chính.

C. Ai cũng có quyền bắt người nếu tình nghi người đó đã thực hiện hành vi phạm tội.

D. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự của người khác đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Đáp án đúng là: D

- Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự của người khác đều phải chịu trách nhiệm pháp lí là nhận định đúng.

Câu 13. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi

A. chuyển nhượng bí quyết gia truyền.

B. tự công khai đời sống của bản thân.

C. chủ động chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.

D. xúc phạm nhằm hạ uy tín người khác.

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi xúc phạm nhằm hạ uy tín của người khác.

Câu 14. Theo quy định của pháp luật, công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm khi thực hiện hành vi nào sau đây đối với người khác

A. Lan truyền thông tin sai lệch.

B. Từ chối tham gia hòa giải.

C. Đề cao quan điểm cá nhân.

D. Thẳng thắn đấu tranh phê bình.

Đáp án đúng là: A

Theo quy định của pháp luật, công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm khi thực hiện hành vi lan truyền thông tin sai lệch về người khác.

Câu 15. Đọc tình huống sau và cho biết: Chủ thể nào đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

Tình huống. Thôn X có ông C; vợ chồng anh B, chị P; vợ chồng chị X, anh A và con gái là cháu M cùng sinh sống. Vốn có định kiến từ trước nên khi thấy chị P vào nhà mình, chị X cho rằng chị P có mục đích xấu nên đã tri hô và hỗ trợ anh A đánh đuổi chị P. Sau đó ít lâu, bị chị P đưa tin sai sự thật về mình, anh A đã bí mật giam chị tại một ngôi nhà hoang. Qua hai ngày chị P mất tích, anh B phát hiện sự việc nên đã thuê ông C dùng hung khí đe dọa giết anh A buộc anh A phải thả vợ mình. Khi bác sĩ yêu cầu chị P phải nằm viện điều trị do bị sang chấn tâm Ií, anh B bắt cháu M rồi quay và gửi video cảnh cháu ngất xỉu do bị bỏ đói cho anh A để gây sức ép yêu cầu anh A phải trả tiền viện phí cho vợ mình.

A. Anh A và anh B.

B. Anh B và chị P.

C. Chị X, anh A và anh B.

D. Ông C, chị P và anh A.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, anh A và anh B đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

+ Anh A có hành vi: đuổi đánh chị P; giam giữ chị P trái pháp luật

+ Anh B có hành vi thuê ông C dọa giết anh A; giam giữ cháu M trái pháp luật.

Câu 16. Trong tình huống sau, chủ thể nào có hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

Tình huống. Địa bàn X có ông K là trưởng công an xã, anh N là công an xã; anh S, vợ chồng anh T và chị P là người dân. Nhận được tin báo chị P tổ chức đánh bạc tại nhà, ông K cử anh N đến nhà chị P để kiểm tra. Vì chị P kiên quyết không thừa nhận nên anh N đã lớn tiếng xúc phạm chị đồng thời báo cáo tình hình với ông K. Ngay sau đó, ông K trực tiếp đến nhà chị P yêu cầu chị về trụ sở để lấy lời khai. Vào thời điểm đó, anh S đã chứng kiến và quay video toàn bộ sự việc. Vốn có mâu thuẫn với chị P, anh S đăng công khai đoạn video đó lên mạng xã hội đồng thời thêm thắt và bịa đặt nhiều tình tiết khác. Vì có rất nhiều bình luận tiêu cực về mình dưới bài đăng của anh S, chị P đến gặp và yêu cầu anh S gỡ bài đăng trên. Do anh S không đồng ý nên hai bên xảy ra xô xát, anh S vô ý làm chị P bị ngã gãy tay. Biết anh N đã đến nhà và xúc phạm vợ mình, anh T đã tìm gặp anh N yêu cầu anh công khai xin lỗi nhưng bị anh N đẩy ngã gây chấn thương.

A. Anh N và ông K.

B. Anh S và anh T.

C. Anh N và anh S.

D. Ông K và chị P.

Đáp án đúng là: C

- Trong tình huống trên, anh S và anh N đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân:

+ Anh N xúc phạm chị P.

+ Anh S đăng công khai đoạn video (việc chị P bị dẫn về trụ sở công an) lên mạng xã hội đồng thời thêm thắt và bịa đặt nhiều tình tiết khác.

Câu 17. Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều bị xử lí

A. tại các phiên tòa lưu động.

B. bằng cách sử dụng bạo lực.

C. theo quy định của pháp luật.

D. thông qua chủ thể bảo trợ.

Đáp án đúng là: C

Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Lý thuyết Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Lý thuyết Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Lý thuyết Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Lý thuyết Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Đánh giá

0

0 đánh giá