Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KTPL 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hiểu được trách nhiệm của HS trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong một số tình huống đơn giản.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm thực hiện đúng hoặc sai quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với lứa tuổi.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với lứa tuổi trong cộng đồng.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với lứa tuổi. Tôn trọng và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án.
- Video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Giấy A3, A4, bút màu, băng keo/nam châm dính bảng.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết, làm quen với quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trong thời gian 3 phút, các nhóm hãy liệt kê các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam mà mình biết ra giấy/bảng phụ. Sau 3 phút, nhóm nào liệt kê được nhiều nhất sẽ thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát quá trình HS làm việc, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- GV mời các nhóm khác nhận xét, cho ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ:
Một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam:
Tín ngưỡng ở Việt Nam |
|
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên |
Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng |
Tôn giáo ở Việt Nam |
|
Phật giáo |
Công giáo |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo đảm cho mỗi công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
a. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để hiểu được nội dung quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được nội dung quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo với chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức lớp thành 4 – 6 nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Cá nhân: Đọc thông tin về Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và các trường hợp ở mục 1 trong SGK tr.145 – 147. + Trao đổi, thảo luận nhóm về các trường hợp; trả lời các câu hỏi trong SGK tr.147: a) Từ thông tin 1 và 2, em hãy nhận xét về suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong từng trường hợp trên. Theo em, quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo được biểu hiện như thế nào trong các trường hợp trên? b) Theo em, pháp luật nước ta quy định về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm mục đích gì? - GV cung cấp thêm video liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (đính kèm phía dưới Hoạt động 1). |
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo Pháp luật Việt Nam quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể như sau: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo. |
................................
................................
................................
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KTPL 11 Cánh diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Xem thêm các bài Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Giáo án Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Giáo án Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Giáo án Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Giáo án Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Để mua Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc