Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.
Lý thuyết KTPL 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử
- Quyền bầu cử là quyền của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm việc đề cử, giới thiệu người khác ứng cử và bỏ phiếu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Các cử chi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
- Quyền ứng cử là việc công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, trừ những trường hợp do pháp luật quy định.
- Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ những trường hợp do pháp luật quy định. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
- Công dân thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng tự ứng cử hoặc giới thiệu người khác ứng cử, trừ các trường hợp do pháp luật quy định.
- Công dân phải tự mình đi bỏ phiếu bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ những trường hợp do pháp luật quy định.
Không phân biệt già trẻ, địa vị mọi công dân trong độ tuổi đều đi bầu cử để thực hiện nghĩa vụ của mình
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử
Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân dân về bầu cử và ứng cử có thể dẫn tới một số hậu quả sau:
- Về phía cơ quan nhà nước:
+ Xâm phạm tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân; làm sai lệch kết quả bầu cử;
+ Gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, không chọn được đúng đại biểu có uy tín, năng lực, trách nhiệm vào các cơ quan nhà nước;
+ Gây mất ổn định tình hình xã hội.
- Về phía công dân:
+ Không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của bản thân.
+ Không thực hiện đúng trách nhiệm của bản thân.
+ Không tham gia xây dựng được bộ máy nhà nước.
- Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Câu 1. Trong trường hợp dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?
Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông K được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh A, ông K chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị B (vợ anh A) mà không phát cho bà Q (mẹ anh A). Sau khi nhận được thắc mắc ông K giải thích: Bà Q không biết chữ nên ông K không ghi tên bà Q vào danh sách cử tri của xã.
A. Anh A.
B. Chị B.
C. Ông K.
D. Bà Q.
Đáp án đúng là: C
Trong trường hợp trên, ông K đã vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân.
Câu 2. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông C là cán bộ hưu trí nhờ và được chị T kiểm tra lại thông tin trong phiếu bầu mà anh A vừa viết hộ theo ý của ông. Sau đó, mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Ông C và chị T cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Công khai.
B. Trực tiếp.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Cùng hợp tác.
Đáp án đúng là: C
Trong trường hợp trên, ông C và chị T cùng vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử.
Câu 3. Tại thời điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trong trường hợp nào sau đây?
A. Kiểm tra niêm phong hòm phiếu.
B. Giám sát hoạt động bầu cử.
C. Bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt.
D. Nghiên cứu lí lịch ứng cử viên.
Đáp án đúng là: C
Tại thời điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trong trường hợp bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt.
Câu 4. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu danh sách các ứng cử viên.
B. Giám sát quy trình niêm phong hòm phiếu.
C. Tham khảo lí lịch trích ngang của đại biểu.
D. Sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.
Đáp án đúng là: D
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi thực hiện hành vi sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.
Câu 5. Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi đang
A. thực hiện cách li y tế.
B. chấp hành hình phạt tù.
C. bí mật theo dõi nhân chứng.
D. tham gia công tác biệt phái.
Đáp án đúng là: B
Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi đang chấp hành hình phạt tù.
Câu 6. Công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm việc đề cử, giới thiệu người khác ứng cử và bỏ phiếu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp – đó là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền bầu cử.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền tự do.
D. Quyền bình đẳng.
Đáp án đúng là: A
- Quyền bầu cử là quyền của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm việc đề cử, giới thiệu người khác ứng cử và bỏ phiếu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 7. Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?
A. 16 tuổi.
B. 20 tuổi.
C. 21 tuổi.
D. 18 tuổi.
Đáp án đúng là: D
Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân là
A. bằng hình thức đại diện.
B. được ủy quyền.
C. thông qua trung gian.
D. bỏ phiếu kín.
Đáp án đúng là: D
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được tiến hành theo nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Câu 9. Công dân được thực hiện hành vi nào sau đây khi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Sử dụng lợi ích vật chất để mua chuộc cử tri.
B. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.
C. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương.
D. Lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái với pháp luật.
Đáp án đúng là: B
- Khi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, công dân được quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.
Câu 10. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong bầu cử?
A. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.
B. Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử.
C. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.
D. Tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.
Đáp án đúng là: C
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015: mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
Câu 11. Trước những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử, chúng ta cần
A. học tập, noi gương.
B. khuyến khích, cổ vũ.
C. lên án, ngăn chặn.
D. thờ ơ, vô cảm.
Đáp án đúng là: C
Trước những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi tham gia bầu cử, ứng cử?
A. Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
B. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử.
C. Thông báo, trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình.
D. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.
Đáp án đúng là: B
- Nghĩa vụ của công dân khi tham gia bầu cử, ứng cử:
+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử;
+ Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử;
+ Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác....
Câu 13. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra hậu quả như thế nào đối với cơ quan nhà nước?
A. Suy sụp tinh thần và gây tổn thất kinh tế cho công dân.
B. Không thể hiện được nguyện vọng của bản thân công dân.
C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của công dân.
D. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.
Đáp án đúng là: D
- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử đối với cơ quan nhà nước:
+ Xâm phạm tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân; làm sai lệch kết quả bầu cử;
+ Gây thiệt hại về tài sản, lãng phí ngân sách của Nhà nước, không chọn được đúng đại biểu có uy tín, năng lực, trách nhiệm vào các cơ quan nhà nước;
+ Gây mất ổn định tình hình xã hội.
Câu 14. Những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử không dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.
B. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.
C. Gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
D. Không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân công dân.
Đáp án đúng là: A
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân dân về bầu cử và ứng cử có thể dẫn tới một số hậu quả sau:
+ Về phía cơ quan nhà nước: Xâm phạm tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân; làm sai lệch kết quả bầu cử; Gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, không chọn được đúng đại biểu có uy tín, năng lực, trách nhiệm vào các cơ quan nhà nước; Gây mất ổn định tình hình xã hội.
+ Về phía công dân: Không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của bản thân; Không thực hiện đúng trách nhiệm của bản thân; Không tham gia xây dựng được bộ máy nhà nước.
Câu 15. Chủ thể nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?
A. Anh A tự ý viết và bỏ phiếu bầu cử thay cho người thân không biết chữ.
B. Anh V (21 tuổi) tự ứng cử đại biểu HĐND để ra sức giúp ích cho địa phương.
C. Bà Q vận động mọi người bỏ phiếu bầu cho chồng mình và hứa sẽ tặng quà cảm ơn.
D. Ông P yêu cầu người thân không bỏ phiếu bầu cử cho người có mâu thuẫn với mình.
Đáp án đúng là: B
- Anh V thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân bầu cử và ứng cử.
Câu 16. Ở một khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của huyện X có ông P là Tổ trưởng tổ bầu cử; anh M là thành viên tổ bầu cử; anh A, anh T, anh V là cử tri. Trước ngày bầu cử, phát hiện anh T là người bị kết án cải tạo không giam giữ, ông P đến gặp và thu hồi thẻ cử tri của anh T. Tại thời điểm bỏ phiếu, trong lúc đang tiết lộ nội dung phiếu bầu mình đã viết với những người xung quanh, anh V phát hiện anh A là người vừa nhận quyết định khởi tố bị can đang chuẩn bị nhận phiếu bầu, anh V lập tức báo cho anh M. Vì vậy, anh M không phát phiếu bầu cho anh A đồng thời có lời lẽ xúc phạm anh A. Bức xúc, anh A bỏ ra ngoài sân và cố tình làm vỡ gương xe ô tô của anh M. Phát hiện sự việc, anh H là công an viên đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại điểm bầu cử đã yêu cầu anh A phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho anh M. Những ai sau đây vi phạm quyền bầu cử của công dân?
A. Anh V, anh M và ông P.
B. Anh A và anh T
C. Ông P, anh T và anh M.
D. Anh M và anh A.
Đáp án đúng là: A
Trong trường trên, anh V, anh M và ông P đã vi phạm quyền bầu cử của công dân
Câu 17. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “…… là việc công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”.
A. Quyền bầu cử.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền tự do.
D. Quyền bình đẳng.
Đáp án đúng là: B
Quyền ứng cử là việc công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 18. Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền
A. tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
B. ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
C. bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự.
Đáp án đúng là: B
Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân từ đủ 21tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 19. Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức tự ứng cử hoặc được
A bí mật tranh cử.
B. vận động tranh cử.
C. giới thiệu ứng cử.
D. ủy quyền ứng cử.
Đáp án đúng là: C
Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức tự ứng cử hoặc được giới thiệu ứng cử.
Câu 20. Khi tham gia bầu cử, ứng cử, công dân có nghĩa vụ
A. sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.
B. tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
C. chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất.
D. trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình.
Đáp án đúng là: B
Khi tham gia bầu cử, ứng cử, công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Lý thuyết Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Lý thuyết Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Lý thuyết Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc