Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 5 Bảng đơn vị đo thời gian hay, chi tiết cùng với 17 bài tập chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 5.
Lý thuyết Bảng đơn vị đo thời gian lớp 5 hay, chi tiết
A. Lý thuyết Bảng đơn vị đo thời gian
1. Bảng đơn vị đo thời gian
1 thế kỉ = 100 năm 1 tuần lễ = 7 ngày
1 năm = 12 tháng 1 ngày = 24 giờ
1 năm = 365 ngày 1 giờ = 60 phút
1 năm nhuận = 366 ngày 1 phút = 60 giây
Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.
Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai có 31 ngày.
Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một có 30 ngày.
Tháng hai có 28 ngày (vào năm nhuận có 29 ngày)
2. Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian
+) Hai năm rưỡi = 2,5 năm = 12 tháng x 2,5 = 30 tháng.
+) giờ = 60 phút x = 24 phút.
+) 0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút.
+) 144 phút = 2 giờ 24 phút = 2,4 giờ:
B. Bài tập Bảng đơn vị đo thời gian
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất:
ngày = … giờ
A. 54 giờ
B. 50 giờ
C. 30 giờ
D. 25 giờ
Ta có: 1 ngày = 24 giờ.
Do đó, ngày = 24 giờ × = 30 giờ.
Vậy ngày = 30 giờ.
Câu 2: Bạn An nói “1,6 giờ = 1 giờ 6 phút”. Vậy An nói đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Ta có 1 giờ = 60 phút nên 1,6 giờ = 60 phút ×1,6 = 96 phút = 1 giờ 36 phút
Vậy bạn An đã nói sai.
Câu 3: Bạn Hà nói “2 năm = 24 tháng”. Vậy Hà nói đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Ta có 1 năm = 12 tháng nên 2 năm = 12 tháng × 2 = 24 tháng.
Vậy bạn Hà nói đúng.
Câu 4: Một chiếc máy khâu được phát minh năm 1898. Hỏi chiếc máy khâu đó được phát minh vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XVIII
B. Thế kỉ XIX
C. Thế kỉ XX
D. Thế kỉ XXI
Ta có: Từ năm 1801 đến năm 1900 là thế kỉ mười chín (thế kỉ XIX).
Do đó, chiếc máy khâu phát minh năm 1898 thuộc thế kỉ XIX.
Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:
155 phút = giờ phút
Ta có:
Vậy 155 phút = 2 giờ 35 phút
Đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 2; 35.
Câu 6: Điền số thích hợp vào ô trống:
1 giờ = phút
Ta có: 1 giờ = 60 phút
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 60.
Câu 7: Điền số thích hợp vào ô trống:
Tháng hai (năm nhuận) có ngày
Tháng hai có 28 ngày, tháng hai năm nhuận có 29 ngày.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 29.
Câu 8: Điền số thích hợp vào ô trống:
3 giờ = phút
Ta có 1 giờ = 60 phút nên 3 giờ = 60 phút × 3 = 180 phút.
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 180.
Câu 9: Điền số thích hợp vào ô trống:
2,5 phút = giây
Ta có 1 phút = 60 giây nên 2,5 phút = 60 giây × 2,5 = 150 giây
Vậy đáp án cần điền vào ô trống là 150.
Câu 10: Chọn đáp án đúng nhất:
5 năm 6 tháng = … năm
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 66
B. 56
C. 5,6
D. 5,5
Ta có: 5 năm 6 tháng = 5 năm + 6 tháng = 12 tháng × 5 + 6 tháng = 66 tháng.
Vậy 66 tháng = 5,5 năm hay 5 năm 6 tháng = 5,5 năm.
Câu 11: Viết số thập phân thích hợp vào ô trống:
204 giây = phút
Ta có:
204 giây = 3,4 phút.
Vậy số thập phân thích hợp điền vào ô trống là 3,4.
Câu 12: Điền dấu thích hợp vào ô trống:
3,5 năm 35 tháng
Ta có: 1 năm = 12 tháng.
Do đó: 3,5 năm = 12 tháng × 3,5 = 42 tháng.
Mà 42 tháng > 35 tháng nên 3,5 năm > 35 tháng.
Câu 13: Điền số thích hợp vào ô trống:
An đi từ nhà đến trường hết 0,45 giờ. Vậy An đi từ nhà đến trường hết phút.
An đi từ nhà đến trường hết số phút là:
60 × 0,45 = 27 (phút)
Đáp số: 27 phút.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 27.
Câu 14: Quãng đường AB dài 306m, một vận động viên chạy hết 4 phút 15 giây. Hỏi mỗi phút vận động viên đó chạy được bao nhiêu mét?
A. 74m
B. 72m
C. 70m
D. 68m
Đổi 4 phút 15 giây = 4,25 phút
Mỗi phút vận động viên chạy được số mét là:
306 : 4,25 = 72 (m)
Đáp số: 72m.
Câu 15: Một ô tô được phát minh năm 1886. Một chiếc máy bay được phát minh sai ô tô đó là 17 năm. Hỏi chiếc máy bay đó được phát minh vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XVIII
B. Thế kỉ XIX
C. Thế kỉ XX
D. Thế kỉ XXI
Máy bay được phát minh vào năm:
1886 + 17 = 1903
Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX) nên năm 1903 thuộc thế kỉ hai mươi.
Do đó, chiếc máy bay đó được phát minh vào thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
Câu 16: Quãng đường AB dài 3000m, vận động viên A chạy hết 12,6 phút, vận động viên B chạy hết 754 giây, vận động viên C chạy hết 0,2 giờ. Hỏi ai chạy nhanh nhất?
A. Vận động viên A
B. Vận động viên B
C. Vận động viên C
Ta có:
12,6 phút = 60 giây × 12,6 = 756 giây;
0,2 giờ = 60 phút × 0,2 = 12 phút = 60 giây × 12 = 720 giây;
Ta thấy: 720 giây < 754 giây < 756 giây.
Hay 0,2 giờ < 754 giây < 12,6 phút.
Vậy vận động viên C chạy nhanh nhất.
Câu 17: Ngày 28 tháng 3 năm 2017 là thứ ba. Hỏi ngày 28 tháng 3 năm 2019 là thứ mấy?
A. Thứ ba
B. Thứ năm
C. Thứ bảy
D. Chủ nhật
Từ ngày 28 tháng 3 năm 2017 đến ngày 28 tháng 3 năm 2019 có số ngày là:
365 × 2 = 730 (ngày)
Ta có: 730 : 7 = 104 dư 2
Vì ngày 28 tháng 3 năm 2017 là thứ ba nên ngày 28 tháng 3 năm 2019 là thứ năm.