Lý thuyết Sulfuric acid và muối sulfate (Chân trời sáng tạo 2024) hay, chi tiết | Hóa học 11

2.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 11.

Lý thuyết Hóa học lớp 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

A. Lý thuyết Sulfuric acid và muối sulfate

1. Sulfuric acid

a) Tính chất vật lý và cấu tạo phân tử:

- Là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84g/cm3).

- Trong phân tử của H2SO4, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. 2 liên kết đơn O – H, 2 liên kết đơn O – S và 2 liên kết đôi S = O.

  (ảnh 1)

b) Tính chất hóa học và ứng dụng

- Dung dịch H2SO4 loãng có tính chất chung của acid như:

+ Làm quỳ tím hóa đỏ

+ Tác dụng với kim loại Fe+H2SO4FeSO4+H2

+ Tác dụng với basic oxide và base CuO+H2SO4CuSO4+H2OMg(OH)2+H2SO4MgSO4+2H2O

+ Tác dụng với muối BaCl2+H2SO4BaSO4+2HCl

-Dung dịch H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh và tính háo nước

  (ảnh 2)

- Ứng dụng

+ Sulfuric acid đặc hấp thụ mạnh hơi nước nên được dùng để làm khô những khí không tác dụng với nó.

+ Dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo…

c) Cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí khi bỏng acid

- Khi sử dụng, bảo quản dung dịch sulfuric acid cần phải cẩn thận, tuân thủ đúng nguyên tắc an toàn.

- Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc: đổ từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, tuyệt đối không làm ngược lại.

- Khi bị bỏng acid cần nhanh chóng bỏ quần áo bị dính acid, rửa ngay bằng nước sạch khoảng 20 phút sau đó đến cơ sở ý tế gần nhất.

d) Quy trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc

- Giai đoạn 1: Sản xuất SO2:

 (ảnh 3)

- Giai đoạn 2: Sản xuất SO3

 (ảnh 4)

- Giai đoạn 3: Sản xuất H2SO4

H2SO4+nSO3H2SO4.nSO3H2SO4.nSO3+nH2O(n+1)H2SO4

2. Muối Sulfate

a) Ứng dụng của một số muối sulfate

- CaSO4 được dùng sản xuất vật liệu xây dựng; làm chất phụ gia để làm đông các sản phẩm như đậu hũ, đậu non,…

- BaSO4 được sử dụng làm phụ gia pha màu cho công nghiệp sơn, cho thủy tinh, cho gốm sứ cách điện và cao su chất lượng cao.

-MgSO4 được sử dụng làm muối tắm, làm dịu cơ bắp khi sưng tấy; bổ sung cho tôm, cá,…

-(NH4)2SO4: thành phần của thuốc trừ sau hòa tan, thuốc diệt nấm, phân bón,…

b) Nhận biết sulfate ion

- Thuốc thử để nhận biết ion sulfate SO42 là ion Ba2+.

Sơ đồ tư duy Sulfuric acid và muối sulfate

B. Trắc nghiệm Sulfuric acid và muối sulfate

Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của dung dịch sulfuric acid đặc?

A. Tính háo nước.

B. Tính oxi hóa.

C. Tính acid.

D. Tính khử.

Đáp án đúng là: D

Dung dịch sulfuric acid đặc không có tính khử.

Câu 2. Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây?

A. S và H2S.

B. Fe và Fe(OH)3.

C. Cu và Cu(OH)2.

D. C và CO2.

Đáp án đúng là: B

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Fe(OH)2 + H2SO4 loãng → FeSO4 + 2H2O

Câu 3. Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư. Sản phẩm khí thu được là

A. CO2.

B. H2 và CO2.

C. SO2 và CO2.

B. SO2.

Đáp án đúng là: C

2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 2CO2↑ + 4H2O

Câu 4. Cho phản ứng: S + 2H2SO4 đặc t0 3SO2 + 2H2O. Tỉ lệ giữa số nguyên tử sulfur bị khử và số nguyên tử sulfur bị oxi hoá là

A. 1: 2.

B. 1: 3.

C. 3: 1.

D. 2: 1.

Đáp án đúng là: A

Chất bị khử (tức chất oxi hoá): H2SO4.

Chất bị oxi hoá (tức chất khử): S.

Câu 5. Phản ứng nào dưới đây không đúng?

A. H2SO4 đặc + FeO  FeSO4 + H2O.

B. H2SO4 đặc + 2HI  I2 + SO2 + 2H2O.

C. 2H2SO4 đặc + C  CO2 + 2SO2 + 2H2O.

D. 6H2SO4 đặc + 2Fe  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Đáp án đúng là: A

2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

Câu 6. Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 

A. +2.

B. +4.

C. +6.

D. -2.

Đáp án đúng là: C

Gọi số oxi hoá của S là x, ta có:

2.(+1)+x+4.(2)=0x=+6.

Câu 7. Oleum có công thức tổng quát là

A. H2SO4.nSO2.

B. H2SO4.nH2O.

C. H2SO4.nSO3.

D. H2SO4 đặc.

Đáp án đúng là: C

Oleum có công thức tổng quát là H2SO4.nSO3.

Câu 8. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các kim loại thuộc dãy nào sau đây?

A. Cu, Na.

B. Ag, Zn.

C. Mg, Al.

D. Au, Pt.

Đáp án đúng là: C

H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại Þ Mg, Al phản ứng với H2SO4 loãng.

Câu 9. Trong các chất sau, chất nào phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. CuS.

B. FeS.

C. S.

D. Cu.

Đáp án đúng là: B

FeS + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2S

Câu 10. H2SO4 đặc nóng không tác dụng với chất nào sau đây?

A. Fe.

B. NaCl rắn.

C. Ag.

D. Au.

Đáp án đúng là: D

H2SO4 đặc nóng không tác dụng với Au.

Câu 11. Dãy gồm các kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Fe, Mg, Zn, Cu.

B. Na, Ba, Cu, Ag.

C. Ba, Mg, Fe, Zn.

D. Fe, Al, Ag, Pt.

Đáp án đúng là: C

Ba, Mg, Fe, Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại nên tác dụng được với H2SO4 loãng.

Câu 12. Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:

(a) 2H2SO4 + C  2SO2 + CO2 + 2H2O.

(b) H2SO4 + Fe(OH)2  FeSO4 + 2H2O.

(c) 4H2SO4 + 2FeO  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.

(d) 6H2SO4 + 2Fe  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là

A. (d).

B. (a).

C. (c).

D. (b).

Đáp án đúng là: D

Phản ứng (b) nguyên tử Fe không thay đổi số oxi hóa sau phản ứng  H2SO4 loãng

Câu 13. Cho các chất: Cu, CuO, BaSO4, Mg, KOH, C, Na2CO3. Số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Đáp án đúng là: C

Cu + 2H2SO4 đặc to CuSO4 + SO2 + 2H2O

CuO + H2SO4 đặc → CuSO4 + H2O

Mg + 2H2SO4 đặc to MgSO4 + SO2 + 2H2O

2KOH + H2SO4 đặc → K2SO4 + 2H2O

C + 2H2SO4 đặc to CO2 + 2SO2 + 2H2O

Na2CO3 + H2SO4 đặc → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

Câu 14. Cho các chất và hợp chất: Fe, CuO, Al, Pt, CuS, BaSO4, NaHCO3, NaHSO4. Số chất và hợp chất không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: C

Bao gồm : Pt, CuS, BaSO4, NaHSO4

(Chú ý: Pt là kim loại đứng sau H nên không phản ứng, CuS, BaSO4 là kết tủa không tan trong acid loãng).

Câu 15. Cho các chất: FeS, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, Na2SO3, Fe(OH)3. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2 

A. 9.

B. 8.

C. 6.

D. 7.

Đáp án đúng là: D

Bao gồm:

- Chất khử: FeS, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe.

- Muối: Na2SO3:

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá