Em và nhóm học tập sưu tầm các bài phát biểu, bài viết của những người nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới về quyền bình đẳng

1.5 K

Với giải Vận dụng trang 74 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Vận dụng trang 74 KTPL 11: Em và nhóm học tập sưu tầm các bài phát biểu, bài viết của những người nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Lời giải:

(*) Tham khảo 1: lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (ngày 03-12-1945)

“Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa.

Nhiệm vụ chính của các dân tộc thiểu số hiện nay phải thực hiện là:

1- Đoàn kết hơn nữa để chống xâm lăng.

2- Hết sức tăng gia sinh sản.

3- Ra sức cứu giúp đồng bào dưới xuôi về nạn đói và ủng hộ Chính phủ để kháng chiến và cứu đói.

4- Gây sự thân thiện giữa ta và Trung Quốc, nhất là các dân tộc ở các miền biên giới Việt Nam và Trung Quốc.

Anh em thiểu số chúng ta sẽ được:

1- Dân tộc bình đẳng: Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, bao nhiêu bất bình trước sẽ sửa chữa đi.

2- Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt:

a) Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng.

b) Về văn hoá, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc.

Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình”

(*) Tham khảo 2: Khi thăm và làm việc với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng ngày 21-02-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Đồng bào các dân tộc không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng tổ quốc chung xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc ấm no".

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Trong trường hợp sau, chị B và anh A được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

Trường hợp. Chị B là người dân tộc Dao, anh A là người dân tộc Nùng; cả hai người đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh X. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; chị B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi chị đã sinh ra.

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Tín ngưỡng.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, anh A và chị B đã được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện kinh tế.

Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?

A. Tất cả các dân tộc đều có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế.

B. Các dân tộc đều có quyền thảo luận về các vấn đề chung của đất nước.

C. Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

D. Chính sách phát triển kinh tế có sự phân biệt giữa dân tộc đa số, thiểu số.

Đáp án đúng là: A

Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế; được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế.

Câu 3. Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Tín ngưỡng.

Đáp án đúng là: B

Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế.

Đánh giá

0

0 đánh giá