Hành vi của các chủ thể dưới đây là thực hiện đúng pháp luật hay vi phạm pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

650

Với giải Luyện tập 2 trang 73 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Luyện tập 2 trang 73 KTPL 11: Hành vi của các chủ thể dưới đây là thực hiện đúng pháp luật hay vi phạm pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Vì sao?

Trường hợp a. Bố A là người dân tộc Kinh, mẹ A là người dân tộc thiểu số, khi khai sinh A mang dân tộc của bố. Hiện nay gia đình A sinh sống và làm việc tại bản của mẹ A. Để hoà nhập với người dân nơi đây, A đã yêu cầu và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi dân tộc của mình từ dân tộc của bố sang dân tộc của mẹ.

Trường hợp b. Để mở rộng sản xuất, Công ty X đăng tin tuyển dụng 3 kĩ sư tin học biết tiếng Anh vào làm việc. Đối chiếu với các tiêu chuẩn mà công ty đề ra đối với ứng viên, anh Q thấy mình đều đủ cả nên đã đăng kí dự tuyển nhưng không được Công ty X chấp nhận vào làm việc vì lí do anh Q là người dân tộc thiểu số.

Trường hợp c. Nhận thấy các lễ hội truyền thống văn hoá tốt đẹp của bản dần bị lãng quên, anh H sau khi trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã Y đã lên kế hoạch và đề ra các biện pháp phục hồi, bảo tồn, phát triển các điệu múa, trò chơi dân gian.

Lời giải:

- Trường hợp a. Các hành vi, việc làm của A và cơ quan có thẩm quyền đều đúng. Pháp luật Việt Nam quy định: Công dân có quyền xác định dân tộc của mình (trích Điều 42 Hiến pháp năm 2013).

- Trường hợp b. Việc làm của Công ty X không nhận anh Q vào làm việc với lí do anh là người dân tộc thiểu số là sai. Công ty đã phân biệt đối xử và vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Trường hợp c.  Việc làm của anh H là đúng, vì theo Hiến pháp Việt Nam quy định: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình (khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013).

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Trong trường hợp sau, chị B và anh A được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

Trường hợp. Chị B là người dân tộc Dao, anh A là người dân tộc Nùng; cả hai người đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh X. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; chị B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi chị đã sinh ra.

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Tín ngưỡng.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, anh A và chị B đã được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện kinh tế.

Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?

A. Tất cả các dân tộc đều có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế.

B. Các dân tộc đều có quyền thảo luận về các vấn đề chung của đất nước.

C. Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

D. Chính sách phát triển kinh tế có sự phân biệt giữa dân tộc đa số, thiểu số.

Đáp án đúng là: A

Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế; được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế.

Câu 3. Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Tín ngưỡng.

Đáp án đúng là: B

Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế.

Đánh giá

0

0 đánh giá