Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên

479

Với giải Câu hỏi 1 trang 70 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Câu hỏi 1 trang 70 KTPL 11: Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên?

Lời giải:

Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện trong các thông tin như sau:

+Thông tin 3: Đảng và Nhà nước Việt Nam không chỉ đề ra chủ trương, chính sách mà còn ban hành các văn bản pháp luật cụ thể, tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi nhằm thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước.

+ Thông tin 4: Đồng bào các dân tộc ở bản Kéo Hượn đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường được tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở địa phương, từng bước nâng cao và cải thiện cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân trong bản.

Lý thuyết Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

a) Bình đẳng về chính trị

- Các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc | Kinh tế Pháp luật 11

- Các dân tộc được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế.

- Ngoài việc ban hành đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư, tạo các điều kiện phát triển tốt nhất cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.

- Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số và miền núi cần phát huy nội lực, tự vươn lên làm giàu, cùng phát triển với đất nước.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc | Kinh tế Pháp luật 11

c) Bình đẳng về văn hoá, giáo dục

- Các dân tộc được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để mỗi dân tộc gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc minh.

- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.

- Các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập, trong tiếp cận, thụ hưởng các giá trị văn hoá, giáo dục, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau trong phát triển giáo dục.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc | Kinh tế Pháp luật 11

Đánh giá

0

0 đánh giá