Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 7 (Kết nối tri thức 2024): Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

4.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

1. Tặng phẩm của những dòng sông

- Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc của châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua.

- Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở khu vực Tây Nam Á.

- Khoảng 6000 năm trước, người Ai Cập và Lưỡng Hà đã biết làm nông nghiệp.

- Các dòng sông trở thành những tuyến đường giao thông chính, thúc đẩy thương mại ở Ai Cập và Lưỡng Hà phát triển.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại | Kết nối tri thức

2. Hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà.

a. Ở Ai Cập

- Khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành Nhà nước Ai Cập.

- Ở Ai Cập cổ đại, vua được gọi là pha-ra-ông.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại | Kết nối tri thức

- Lịch Sử Ai Cập cổ đại đã trải qua các giai đoạn:

+ Tảo kì vương quốc.

+ Cổ vương quốc.

+ Trung vương quốc.

+ Tân vương quốc.

+ Hậu kì vương quốc.

- Đến giữa thế kỉ I TCN, Ấn Độ bị La Mã xâm lược và thống trị.

b. Ở Lưỡng Hà

- Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me đến định cư và xây dựng các nhà nước thành bang tại vùng hạ lưu hai dòng sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ. Sau đó, người Ác-cát, Át-xi-ri, Ba-bi-lon đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này.

- Vua được gọi là en-xi (người đứng đầu).

- Vào năm 539 TCN, Lưỡng Hà bị Ba Tư xâm lược.

3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu

a. Người Ai Cập

- Dùng chữ tượng hình.

- Biết làm các phép tính theo hệ đếm, thập phân.

- Kĩ thuật ướp xác. 

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại | Kết nối tri thức

- Tạo dựng nhiều công trình kiến trúc – điêu khắc nổi tiếng, như: kim tự tháp….

b. Người Lưỡng Hà

- Dùng chữ hình nêm.

- Làm các phép tính theo hệ đếm 60, tính được diện tích các hình.

- Biết làm lịch.

- Tạo dựng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, tiêu biểu là vườn treo Ba-bi-lon….

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại | Kết nối tri thức

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Câu 1. Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại được gọi là

A. En-xi.

B. Thiên tử.

C. Pha-ra-ông.

D. Hoàng đế.

Đáp án: C.

Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại được gọi là Pha-ra-ông (SGK Lịch Sử 6/ trang 31).

Câu 2. Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là

A. En-xi.

B. Thiên tử.

C. Pha-ra-ông.

D. Hoàng đế.

Đáp án: A.

Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là En-xi (SGK Lịch Sử 6/ trang 31).

Câu 3. Đến giữa thế kỉ I TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại

A. được hình thành.

B. bị La Mã xâm lược và thống trị.

C. bị Ba Tư xâm lược.

D. được thống nhất lãnh thổ.

Đáp án: B.

Đến giữa thế kỉ I TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại bị La Mã xâm lược và thống trị (SGK Lịch Sử 6/ trang 31).

Câu 4. Vào thế kỉ III TCN, nhà nước Lưỡng Hà cổ đại

A. được hình thành.

B. bị La Mã xâm lược và thống trị.

C. bị Ba Tư xâm lược.

D. được thống nhất lãnh thổ.

Đáp án: C.

Vào thế kỉ III TCN, nhà nước Lưỡng Hà cổ đại bị Ba Tư xâm lược (SGK Lịch Sử 6/ trang 31).

Câu 5. Người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có nhiều phát minh quan trọng còn có giá trị đến ngày nay, như

A. cách làm thủy lợi.

B. hệ chữ cái la-tinh.

C. hệ thống 10 chữ số.

D. kĩ thuật làm giấy.

Đáp án: A.

Người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có nhiều phát minh quan trọng còn có giá trị đến ngày nay, như cách làm thủy lợi (SGK Lịch Sử 6/ trang 32).

Câu 6. Ai Cập cổ đại nằm ở vùng Đông Bắc của châu lục nào?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Mĩ.

Đáp án: C.

Ai Cập cổ đại nằm ở vùng Đông Bắc của châu Phi (SGK Lịch Sử 6/ trang 30).

Câu 7. Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành tại lưu vực của dòng sông nào dưới đây?

A. Sông Nin.

B. Sông Ấn.

C. Sông Hằng.

D. Sông Ti-grơ.

Đáp án: A.

Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành tại lưu vực của sông Nin (SGK Lịch Sử 6/ trang 30).

Câu 8. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông nào dưới đây?

A. Hoàng Hà và Trường Giang.

B. Sông Ơ- phrát và T-grơ.

C. Sông Ấn và Hằng.

D. Sông Hồng và Đà.

Đáp án: B.

Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông Ơ- phrát và T-grơ (SGK Lịch Sử 6/ trang 30).

Câu 9. Vị vua nào đã thống nhất các công xã, lập nên nhà nước Ai Cập cổ đại?

A. Mê-nét.

B. Ha-mu-ra-bi.

C. Pê-ri-clét.

D. Ốc-ta-vi-út.

Đáp án: A.

Khoảng năm 3200 TCN, ông vua huyền thoại Mê-nét đã thống nhất các công xã (còn gọi là các nôm), thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại.

Câu 10. Nhà nước Ai Cập cổ đại được thành lập vào khoảng thời gian nào dưới đây?

A. Năm 4000 TCN.

B. Năm 3200 TCN.

C. Năm 2800 TCN.

D. Năm 2500 TCN.

Đáp án: B.

Khoảng năm 3200 TCN, ông vua huyền thoại Mê-nét đã thống nhất các công xã (còn gọi là các nôm), thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại.

Câu 11. Người Ai Cập cổ đại viết chữ tượng hình lên vật liệu nào dưới đây?

A. Những tấm đất sét còn ướt.

B. Mai rùa, xương thú.

C. Giấy làm từ vỏ cây pa-pi-rút.

D. Chuông đồng, đỉnh đồng.

Đáp án: C.

Người Ai Cập viết chữ tượng hình lên giấy làm từ vỏ cây pa-pi-rút (SGK Lịch Sử 6/ trang 32).

Câu 12. Người Lưỡng Hà cổ đại viết chữ lên vật liệu nào dưới đây?

A. Những tấm đất sét còn ướt.

B. Mai rùa, xương thú.

C. Giấy làm từ vỏ cây pa-pi-rút.

D. Chuông đồng, đỉnh đồng.

Đáp án: A.

Người Lưỡng Hà cổ đại viết chữ lên những tấm đất sét còn ướt, tạo thành chữ giống hình cái nêm (SGK Lịch Sử 6/ trang 32).

Câu 13. Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở là thành tựu văn hóa của cư dân

A. Ai Cập cổ đại.

B. Ấn Độ cổ đại.

C. Trung Quốc cổ đại.

D. Lưỡng Hà cổ đại.

Đáp án: D.

Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở là thành tựu văn hóa của cư dân Lưỡng Hà cổ đại (SGK Lịch Sử 6/ trang 32).

Câu 14. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Ai Cập cổ đại là

A. Kim tự tháp Kê-ốp.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Đền Pác-tê-nông.

D. Đấu trường Cô-lô-dê.

Đáp án: A.

Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Ai Cập cổ đại là Kim tự tháp Kê-ốp (SGK Lịch Sử 6/ trang 32).

Câu 15. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà cổ đại là

A. kim tự tháp Kê-ốp.

B. vườn treo Ba-bi-lon.

C. đền Pác-tê-nông.

D. đấu trường Cô-lô-dê.

Đáp án: B.

Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà cổ đại là vườn treo Ba-bi-lon (SGK Lịch Sử 6/ trang 32).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy

Lý thuyết Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Lý thuyết Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Lý thuyết Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Lý thuyết Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Đánh giá

0

0 đánh giá