Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 10 (Kết nối tri thức 2024): Hy Lạp và La Mã cổ đại

4.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

1. Điều kiện tự nhiên

a. Hy Lạp cổ đại

- Nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng.

- Địa hình bị chia cắt bởi núi, cao nguyên, biển cả

- Đồng bằng nhỏ, hẹp, đất đai canh tác ít và không màu mỡ.

- Có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng.

- Có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, bạc,...

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại | Kết nối tri thức

b. La Mã cổ đại

- Bán đảo I-ta-li-a - nơi hình thành Nhà nước La Mã cổ đại, nằm ở Nam Âu, xung quanh được biển bao bọc.

- Bờ biển ở phía nam có nhiều vịnh, cảng thuận tiện cho tàu bè ra vào trú đậu.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại | Kết nối tri thức

- Đến thời kì Đế quốc La Mã, lãnh thổ được mở rộng ra cả ba châu lục với nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn.

- Có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim.

2. Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp

- Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IX TCN, ở Hy Lạp đã hình thành hàng trăm nước nhỏ được gọi là nhà nước thành bang.

+ Mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại | Kết nối tri thức

+ A-ten là thành bang quan trọng nhất, tiêu biểu cho chế độ dân chủ của Hy Lạp cổ đại.

+ Để bảo vệ cho nền dân chủ và ngăn chặn những âm mưu đảo chính, "chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò" đã được thực hiện.

- Đến thế kỉ I TCN, Hy Lạp bị đế quốc La Mã thôn tính.

3. Nhà nước đế chế La Mã cổ đại

- Từ một thành bang nhỏ bé ở miền Trung bán đảo I-ta-li-a, vào thế kỉ I TCN, Nhà nước La Mã đã dần mở rộng lãnh thổ, trở thành đế quốc rộng lớn.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại | Kết nối tri thức

- Năm 27 TCN, Ốc-ta-vi-út được tôn lên thành Đấng tối cao, có quyền lực như hoàng đế, mở đầu thời kì đế chế.

4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lap, La Mã

- Sáng tạo ra hệ chữ La-tinh và chữ số La Mã.

- Văn học phong phú về thể loại (thần thoại, kịch và thơ).

- Hy Lạp là quê hương của những nhà khoa học nổi tiếng như: Pi-ta-go, Ta-lét,…

- Sáng tạo ra dương lịch.

- Có nhiều nhà sử học tiêu biểu với nhiều bộ sử đồ sộ.

- Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng là các bức tượng: Thần Vệ nữ Milo, Lực sĩ ném đĩa, Nữ thần A-tê-na,...

- Xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại | Kết nối tri thức

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Câu 1. Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là gì?

A. Có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.

B. Có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

C. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Địa hình bẳng phẳng, ít bị chia cắt.

Đáp án: B.

Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là: có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh (SGK Lịch Sử 6/ trang 47).

Câu 2. Nội dung nào không đúng khi mô tả về các thành bang ở Hi Lạp cổ đại?

A. Mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm.

B. Xung quanh thành thị là vùng đất trồng trọt.

C. Thành thị có phố xá, lâu đài, bến cảng…

D. Đứng đầu mỗi thành bang là một hoàng đế.

Đáp án: D.

- Đặc điểm của các thành bang ở Hi Lạp cổ đại: mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh thành thị là vùng đất trồng trọt, thành thị có phố xá, lâu đài, bến cảng… (SGK Lịch Sử 6/ trang 47).

Câu 3. Cơ quan nào ở thành bang A-ten có quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước?

A. Hội đồng 500 người.

B. Đại hội nhân dân.

C. Tòa án 6000 thẩm phán.

D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

Đáp án: B.

Ở A-ten, Đại hội nhân dân gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên, có quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước (SGK Lịch Sử 6/ trang 48).

Câu 4. Ở A-ten, những ai có quyền tham gia Đại hội nhân dân?

A. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

B. Công dân nữ từ 21 tuổi trở lên.

C. Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên.

D. Mọi công dân (không phân biệt tuổi tác).

Đáp án: A.

Ở A-ten, Đại hội nhân dân gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

Câu 5. Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là

A. Hoàng đế.

B. chấp chính quan.

C. tể tướng.

D. Pha-ra-ông.

Đáp án: A.

Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là hoàng đế (SGK Lịch Sử 6/ trang 48).

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại?

A. Địa hình bị chia cắt bởi núi, biển…

B. Đất đai canh tác ít và không màu mỡ.

C. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

D. Có các đồng bằng màu mỡ, rộng lớn.

Đáp án: D.

- Điểm nổi bật trong điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại là: Địa hình bị chia cắt bởi núi, biển…; Đất đai canh tác ít và không màu mỡ; Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh (SGK Lịch Sử 6/ trang 46).

Câu 7. Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho việc canh tác loại cây trồng nào dưới đây?

A. Nho, ô liu.

B. Lúa nước.

C. Hồ tiêu.

D. Bạch dương.

Đáp án: A.

Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho việc trồng các loại cây lâu năm như: nho, ô liu… (SGK Lịch Sử 6/ trang 46).

Câu 8. Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào sau đây?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Khai thác lâm sản.

C. Buôn bán qua đường biển.

D. Nông nghiệp trồng các cây gia vị như: hồ tiêu, gừng…

Đáp án: C.

Hy Lạp có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió, thuận lợi cho việc lập những hải cảng, phát triển mậu dịch hàng hải (SGK Lịch Sử 6/ trang 46).

Câu 9. Thương cảng nào nổi tiếng nhất ở Hi Lạp cổ đại?

A. Cảng Óc Eo.

B. Cảng Pa-lem-bang.

C. Cảng Đại Chiêm.

D. Cảng Pi-rê.

Đáp án: D.

Pi-rê là thương cảng chính, nổi tiếng nhất ở Hi Lạp cổ đại (SGK Lịch Sử 6/ trang 46).

Câu 10. Nơi khởi phát của nần văn minh La Mã cổ đại là

A. bán đảo Đông Dương.

B. bán đảo Nam Âu.

C. bán đảo I-ta-li-a.

D. bán đảo Ban-căng.

Đáp án: C.

Nơi khởi phát của nần văn minh La Mã cổ đại là bán đảo I-ta-li-a (SGK Lịch Sử 6/ trang 47).

Câu 11. Nội dung nào dưới đây là thành tựu văn hóa của cư dân Hi Lạp cổ đại?

A. Hệ chữ cái La-tinh.

B. Tượng thần Vệ nữ Mi-lô.

C. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.

D. Kim tự tháp Kê-ốp.

Đáp án: B.

Tượng thần vệ nữ Mi-lô là thành tựu văn hóa của cư dân Hi Lạp cổ đại (SGK Lịch Sử 6/ trang 49).

Câu 12. Nội dung nào dưới đây là thành tựu văn hóa của cư dân La Mã cổ đại?

A. Hệ chữ cái La-tinh.

B. Kim tự tháp Kê-ốp.

C. Tượng thần Vệ nữ Mi-lô.

D. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.

Đáp án: A.

Hệ chữ cái La-tinh là thành tựu văn hóa của cư dân La Mã cổ đại (SGK Lịch Sử 6/ trang 49).

Câu 13. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là

A. sử thi Đăm-săn.

B. vở kịch Sơ-kun-tơ-la.

C. sử thi I-li-át.

D. sử thi Ra-ma-ya-na.

Đáp án: C.

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là sử thi I-li-át (SGK Lịch Sử 6/ trang 49).

Câu 14. Ai là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng: I-li-át và Ô-đi-xê?

A. Pi-ta-go.

B. Ta-lét.

C. Hô-me.

D. Ác-si-mét.

Đáp án: C.

Hô-me là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng: I-li-át và Ô-đi-xê (SGK Lịch Sử 6/ trang 49).

Câu 15. Định luật khoa học nào của cư dân Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong chương trình giáo dục hiện nay?

A. Định lí Pi-ta-go.

B. Định luật Niu-tơn.

C. Định luật bảo toàn năng lượng.

D. Định luật bảo toàn khối lượng.

Đáp án: A.

Định lí Pi-ta-go là thành tựu cư dân Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong chương trình giáo dục hiện nay.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Lý thuyết Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Lý thuyết Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lý thuyết Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lý thuyết Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Đánh giá

0

0 đánh giá