Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.
Lịch sử lớp 6 Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy
A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy
1. Sự phát hiện ra kim loại và bước tiến của xã hội nguyên thủy
a. Phát hiện ra kim loại:
- Khoảng 3500 TCN, người Tây Á và Ai Cập biết dùng đồng đỏ.
- Khoảng 2000 TCN, cư dân nhiều nơi đã biết dùng đồng thau.
- Cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tạo ra công cụ và vũ khí bằng sắt.
b. Chuyển biến trong đời sống vật chất
- Khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
- Nâng cao năng suất lao động => con người không chỉ đủ ăn mà còn có của cải dư thừa.
- Nghề luyện kim, dệt vải, làm đồ gốm, đồ mộc,... dần trở thành ngành sản xuất riêng.
c. Sự thay đổi trong đời sống xã hội
- Xuất hiện các gia đình phụ hệ.
- Xã hội dần dần có sự phân hóa kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã.
- Ở phương Đông, xã hội nguyên thủy phân hóa sớm nhưng không triệt để.
2. Sự tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam
a. Sự xuất hiện kim loại
- Từ khoảng 4000 năm trước, cư dân ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã biết tới đồ đồng.
b. Sự phân hóa và tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam
- Người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú từ vùng trung du, chuyển xuống các vùng đồng bằng ven sông.
- Sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Trong đời sống xã hội có sự phân hóa.
B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không đúng khi mô tả những chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người ở cuối thời nguyên thủy?
A. Nghề luyện kim, dệt vải, làm gốm… trở thành ngành sản xuất riêng.
B. Năng suất lao động tăng cao, tạo ra một lượng của cải dư thừa thường xuyên.
C. Diện tích trồng trọt được mở rộng do con người khai hoang nhiều vùng đất mới.
D. Địa bàn cư trú của con người chuyển từ vùng đồng bằng lên vùng núi cao.
Đáp án: D.
- Những chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người ở cuối thời nguyên thủy:
+ Nghề luyện kim, dệt vải, làm gốm… trở thành ngành sản xuất riêng.
+ Năng suất lao động tăng cao, tạo ra một lượng của cải dư thừa thường xuyên.
+ Diện tích trồng trọt được mở rộng do con người khai hoang nhiều vùng đất mới.
- Nội dung đáp án D không phải chuyển biến về kinh tế ở cuối thời nguyên thủy, vì: địa bàn cư trú của con người được mở rộng theo hướng chuyển từ vùng núi cao xuống vùng trung du, đồng bằng ven sông, ven biển.
Câu 2. Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã đưa đến chuyển biến nào trong đời sống xã hội của con người ở cuối thời nguyên thủy?
A. Xuất hiện các gia đình mẫu hệ.
B. Xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo.
C. Xuất hiện các bầy người nguyên thủy.
D. Hình thành quan hệ công bằng, bình đẳng.
Đáp án: B.
Việc sử dụng công cụ bằng kim loại đã kiến năng suất lao động của con người tăng lên, tạo ra một lượng của cải dư thừa thường xuyên => tình trạng “tư hữu” xuất hiện, xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo.
Câu 3. Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã đưa đến chuyển biến nào trong đời sống xã hội của con người ở cuối thời nguyên thủy?
A. Xuất hiện các gia đình phụ hệ.
B. Công xã thị tộc được mở rộng.
C. Xuất hiện các bầy người nguyên thủy.
D. Hình thành quan hệ công bằng, bình đẳng.
Đáp án: A.
Việc sử dụng công cụ bằng kim loại đã dẫn đến sự xuất hiện của các gia đình phụ hệ (do người đàn ông đảm nhiệm những công việc nặng nhọc hơn => người đàn ông có vai trò lớn và là chủ gia đình; con lấy theo họ cha).
Câu 4. Xã hội nguyên thủy ở phương Đông phân hóa sớm nhưng không triệt để, vì cư dân phương Đông
A. không sử dụng công cụ lao động bằng kim loại.
B. cần liên kết với nhau để làm thủy lợi, chống ngoại xâm.
C. sinh sống phân tán, không tập trung trên một địa bàn nhất định.
D. sinh sống chủ yếu tại các vùng núi cao, hải đảo xa xôi.
Đáp án: B.
Xã hội nguyên thủy ở phương Đông phân hóa sớm nhưng không triệt để, vì cư dân phương Đông cần liên kết với nhau để làm thủy lợi, chống ngoại xâm (SGK Lịch Sử 6/ trang 26).
Câu 5. Nền văn hóa Phùng Nguyên (Bắc Nộ, Việt Nam) có niên đại cách ngày nay khoảng
A. 2000 TCN.
B. 1500 TCN.
C. 1000 TCN.
D. 500 TCN.
Đáp án: A.
Nền văn hóa Phùng Nguyên (Bắc Nộ, Việt Nam) có niên đại cách ngày nay khoảng 2000 TCN (SGK Lịch Sử 6/ trang 26).
Câu 6. Khoảng 3500 năm TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra
A. đồng đỏ.
B. đồng thau.
C. sắt.
D. nhựa.
Đáp án: A.
Khoảng 3500 năm TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra đồng đỏ (SGK Lịch Sử 6/ trang 24).
Câu 7. Khoảng 2000 năm TCN, người nguyên thủy đã biết dùng nguyên liệu nào dưới đây để chế tạo công cụ lao động?
A. Thép.
B. Đồng thau.
C. Sắt.
D. Nhựa.
Đáp án: B.
Khoảng 2000 năm TCN, người nguyên thủy đã biết dùng đồng thau để chế tạo công cụ lao động (SGK Lịch Sử 6/ trang 24).
Câu 8. Khoảng cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, người nguyên thủy đã biết dùng nguyên liệu nào dưới đây để chế tạo công cụ lao động?
A. Thép.
B. Đồng thau.
C. Sắt.
D. Nhựa.
Đáp án: C.
Khoảng cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, người nguyên thủy đã biết dùng sắt để chế tạo công cụ lao động (SGK Lịch Sử 6/ trang 24).
Câu 9. Người nguyên thủy đã lần lượt sử dụng các nguyên liệu nào dưới đây để chế tác công cụ lao động?
A. Đồng đỏ => đồng thau => đá => sắt.
B. Sắt => đá => đồng đỏ => đồng thau.
C. Đá => đồng đỏ => đồng thau => sắt.
D. Đá => sắt => đồng thau => đồng đỏ.
Đáp án: C.
Người nguyên thủy đã lần lượt sử dụng đá => đồng đỏ => đồng thau => sắt để chế tác công cụ lao động.
Câu 10. Nhờ sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, người nguyên thủy đã
A. thu hẹp diện tích sản xuất.
B. bị giảm sút năng suất lao động.
C. chuyển địa bàn cư trú lên vùng núi cao.
D. tăng năng suất lao động, tạo ra của cải dư thừa.
Đáp án: D.
Nhờ sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, người nguyên thủy đã tăng năng suất lao động, tạo ra của cải dư thừa (SGK Lịch Sử 6/ trang 25).
Câu 11. Nền văn hóa Đồng Đậu, Tiền Sa Huỳnh ở Việt Nam có niên đại cách ngày nay khoảng
A. 2000 TCN.
B. 1500 TCN.
C. 1000 TCN.
D. 500 TCN.
Đáp án: B.
Nền văn hóa Đồng Đậu, Tiền Sa Huỳnh ở Việt Nam có niên đại cách ngày nay khoảng 1500 TCN (SGK Lịch Sử 6/ trang 26).
Câu 12. Nền văn hóa Gò Mun, Đồng Nai ở Việt Nam có niên đại cách ngày nay khoảng
A. 2000 TCN.
B. 1500 TCN.
C. 1000 TCN.
D. 500 TCN.
Đáp án: C.
Nền văn hóa Gò Mun, Đồng Nai ở Việt Nam có niên đại cách ngày nay khoảng 1000 TCN (SGK Lịch Sử 6/ trang 26).
Câu 13. Nội dung nào sau đây không đúng khi mô tả về những chuyển biến trong đời sống kinh tế ở Việt Nam vào cuối thời nguyên thủy?
A. Dùng cày gỗ có lắp lưỡi bằng đồng để cày ruộng.
B. Con người định cư lâu dài ở ven các dòng sông lớn.
C. Công cụ lao động bằng đồng được sử dụng phổ biến.
D. Con người chuyển lên cư trú tại những vùng núi cao.
Đáp án: D.
Ở Việt Nam, vào cuối thời nguyên thủy, con người đã rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống sinh sống tại các vùng đồng bằng ven sông (SGK Lịch Sử 6/ trang 27).
Câu 14. Nền văn hóa tiền Sa Huỳnh ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ.
B. Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
Đáp án: B.
Nền văn hóa tiền Sa Huỳnh ở khu vực Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (SGK Lịch Sử 6/ trang 26).
Câu 15. Nền văn hóa Đồng Nai ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ.
B. Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
Đáp án: C.
Nền văn hóa Đồng Nai ở khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay (SGK Lịch Sử 6/ trang 26).
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 5: Xã hội nguyên thủy
Lý thuyết Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy
Lý thuyết Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
Lý thuyết Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII