Khí C2H2 có tên thay thế là etin nhưng chúng ta thường gọi nó là axetilen. Khí axetilen không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Khí axetilen có những ứng dụng gì? Nhận biết khí này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Cách nhận biết khí C2H2
I. Cách nhận biết C2H2
Một số cách nhận biết C2H2:
- Cách 1: Sử dụng dung dịch brom
Hiện tượng: Mất màu dung dịch brom
Phương trình hóa học:
C2H2 + 2Br2 (nâu đỏ) → C2H2Br4 (không màu)
- Cách 2: Sử dụng dung dịch thuốc tím (KMnO4).
Hiện tượng: Mất màu dung dịch thuốc tím
Phương trình hóa học:
3CH ≡ CH + 8KMnO4 + 4H2O → 3HOOC – COOH + 8MnO2↓ + 8KOH
- Cách 3: Sử dụng dung dịch AgNO3/NH3
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu vàng
Phương trình hóa học:
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag - C ≡ C - Ag↓ + 2NH4NO3
II. Mở rộng
Khí axetilen được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu.
+ Khi cháy, axetilen tỏa nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì oxi – axetilen để hàn, cắt kim loại.
+ Từ axetilen có thể điều chế được nhiều chất đầu quan trọng cho các quá trình tổng hợp hữu cơ.
III. Bài tập nhận biết khí C2H2
Bài 1: Nêu phương pháp phân biệt 3 chất khí sau: metan, etilen, axetilen? Viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải:
- Dẫn lần lượt từng khí qua dung dịch brom, hiện tượng:
+ Dung dịch brom mất màu: etilen và axetilen.
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
+ Không hiện tượng: metan.
- Dẫn hai khí còn lại qua dung dịch AgNO3/NH3, hiện tượng:
+ Xuất hiện kết tủa màu vàng: axetilen
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag - C ≡ C - Ag↓ + 2NH4NO3
+ Không hiện tượng: etilen
Bài 2:Để nhận biết các bình riêng biệt đựng các khí không màu sau đây: SO2, C2H2, NH3 ta có thể dùng hoá chất nào sau đây ?
A. Dung dịch AgNO3/NH3.
B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Quỳ tím ẩm.
D. Dung dịch NaOH.
Hướng dẫn giải:
Ta dùng quỳ tím ẩm để nhận biết các bình riêng biệt đựng các khí. Khi cho quỳ tím ẩm vào các bình khí:
- Quỳ tím chuyển màu đỏ → SO2.
SO2 + H2O → H2SO3
- Quỳ tím chuyển màu xanh → NH3
- Quỳ tím không chuyển màu → C2H2.
→ Đáp án C
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Cách nhận biết khí hiđro clorua (HCl)
Cách nhận biết khí metylamin, etylamin, đimetylamin, trimetylamin