Lý thuyết Tập hợp (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 6

4.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 6.

Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp

Video giải Toán 6 Bài 1: Tập hợp - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Tập hợp

1. Tập hợp và phần tử của tập hợp 

Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học (không định nghĩa).

Tập hợp được kí hiệu là các chữ cái in hoa: A, B, C, D, …

Ví dụ 1. 

a) Tập hợp các học sinh trong tổ 4 của 6A là: Thắm, Trọng, Xuân, Cương, Bảo, Dũng, Khôi, Huế, Linh.

b) Tập hợp các loại bút bên trong túi bút của bạn Ngọc là: Bút bi, bút chì, bút đánh dấu, bút xóa, bút màu.

Một tập hợp (gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng  nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp.

Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

x là một phần tử của tập hợp A. Kí hiệu x ∈ A (đọc là x thuộc A).

y không là một phần tử của tập hợp A. Kí hiệu y ∉ A (đọc là y không thuộc A).

Chú ý: Khi x thuộc A, ta còn nói “x nằm trong A”, hay “A chứa x”.

Ví dụ 2. Cho tập hợp M như hình vẽ. Những phần tử nào thuộc tập hợp M, những phần tử nào không thuộc tập hợp M?

Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Tập hợp M gồm các phần tử 1; 4; 8; 9.

Ta có 1 là một phần tử của tập hợp M. Kí hiệu 1 ∈ M .

4 là một phần tử thuộc tập hợp M. Kí hiệu 4 ∈ M .

8 là một phần tử thuộc tập hợp M. Kí hiệu 8 ∈ M .

9 là một phần tử thuộc tập hợp M. Kí hiệu 9 ∈ M .

7 không là phần tử thuộc tập hợp M. Kí hiệu 7 ∉ M

2. Mô tả một tập hợp

2.1. Liệt kê các phần tử của tập hợp

Viết tất cả các phần tử của tập hợp trong dấu {} theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.

Ví dụ 3. Cho hình vẽ:

Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Với tập hợp P gồm các số 1; 3; 5; 7; 9; 11 như hình vẽ.

Theo cách liệt kê, ta viết: P = {1; 3; 5; 7; 9; 11}.

2.1. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

Gọi x là phần tử của tập hợp, chỉ ra tính chất đặc trưng của phần tử và viết tập hợp đã cho.

Ví dụ 4. Với tập hợp P = {1; 3; 5; 7; 9; 11}.

Ta thấy các phần tử của tập hợp P là các số tự nhiên lẻ và nhỏ hơn 12.

Khi đó, theo cách chỉ ra đặc trưng tập hợp P được viết là: 

P = {x | x là số tự nhiên lẻ và nhỏ hơn 12}.

B. Bài tập

Bài 1. Cho tập hợp E như hình vẽ:

Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

a) Hãy viết tập hợp E bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

b) Điền dấu ( ∈, ∉ ) thích hợp vào ô trống.

Ngữ văn Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức E;                              Toán Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E;                     Vật lý  Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức E;

Địa lý Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E;                                  Ngoại ngữ Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E;             Lịch sử Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E.

Lời giải

a) Bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp, ta viết:

E = {Toán; Ngữ văn; Lịch sử; Ngoại ngữ; Giáo dục công dân; Hóa học}.

b) 

Ngữ văn Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức E;                         Toán Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E;                     Vật lý Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E;

Địa lý Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức E;                             Ngoại ngữ Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E;             Lịch sử Tập hợp | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức  E.

Bài 2. Viết các tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của chúng:

a) A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} ;

b) B = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} .

Lời giải

a) Ta thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên nhỏ hơn 10.

Bằng cách chỉ ta tính chất đặc trưng, ta viết: A = {x ∈ N | x < 10}.

b) Ta thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên khác 0 nhỏ hơn 10.

Bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết: A = {x ∈ N* | x < 10}.

Bài giảng Toán 6 Bài 1: Tập hợp - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Tập hợp

Lý thuyết Bài 2: Cách ghi số tự nhiên

Lý thuyết Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

Lý thuyết Bài 4:  Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

Lý thuyết Bài 5:  Phép nhân và phép chia số tự nhiên

Đánh giá

0

0 đánh giá