Lý thuyết, bài tập về Tập hợp - Các phần tử của tập hợp có lời giải

Tải xuống 6 1.4 K 16

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ bài tập Dạng toán về tập hợp - Các phần tử của tập hợp Toán lớp 6, tài liệu bao gồm 6 trang, tuyển chọn bài tập Dạng toán về tập hợp - Các phần tử của tập hợp đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Dạng toán về Tập hợp - Các phần tử của tập hợp gồm các nội dung chính sau:

A. Phương phương giải

- tóm tắt lý thuyết ngắn gọn.

B. Các dạng toán

- gồm 2 dạng toán minh họa đa dạng của các Dạng toán về Tập hợp - Các phần tử của tập hợp có lời giải chi tiết.

C. Bài tập tự luyện

- gồm 4 bài tập tự luyện có đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các Dạng toán về Tập hợp - Các phần tử của tập hợp.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Dạng toán về Tập hợp - Các phần tử của tập hợp (ảnh 1)

TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP

A. Phương pháp giải

1. Tập hợp

Khái niệm tập hợp hợp thường gặp trong toán học và cả trong đời sống

Ví dụ:

- Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn

- Tập hợp các học sinh lớp 6A

- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4

- Tập hợp các chữ cái a,b,c

2. Cách viết tập hợp – các kí hiệu

Người ta thường dùng các chữ hoa để kí hiệu các tập hợp. Chữ N in đậm đã được sử dụng để kí hiệu cho tập hợp số tự nhiên.

   + Để chỉ ra rằng a là một phần từ của tập hợp A (hay gọi tắt là: tập A), ta kí hiệu a A (đọc là: a thuộc tập A).

   + Còn nếu b không phải là phần tử của tập hợp A ta kí hiệu b A (đọc là: b không thuộc tập A).

Chú ý:

   + Các phần tử của tập hợp viết trong dấu ngoặc nhọn “{ }” và cách nhau bởi dấu chấm phẩy “;” (nếu có phần tử là số) hoặc dấu phẩy “,”.

   + Mỗi phần tử được liệt kê một lần và không quan tâm đến thứ tự của các phần tử trong tập hợp.

Để viêt một tập hợp , ta thường có hai cách

   + Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

   + Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

B. Các dạng toán

Dạng 1: Viết một tập hợp cho trước

Ví dụ 1: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 10 bằng hai cách

Lời giải:

Các liệt kê các phần tử: A=6;7;8;9

Cách chỉ ra tính chất đặc trưng: A=xN5<x<10

Ví dụ 2: Viết tập hợp các chữ cái trong từ

a)     “THANH HÓA”

b)    “NINH BÌNH”

Lời giải:

a)     T;H;A;N;O

b)   N;I;H;B

Dạng toán về Tập hợp - Các phần tử của tập hợp (ảnh 2)

Ví dụ 3: Viết tập hợp M được minh họa trong hình dưới đây

Lời giải:

M=a;b;4;7;12

Ví dụ 4: Xem hình bên rồi cho biết trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?

1.   E=1;2;3;4;c 

2.  F=a;b  

3.    P=1;2;3;4;5;a;b;c

Xem thêm
Lý thuyết, bài tập về Tập hợp - Các phần tử của tập hợp có lời giải (trang 1)
Trang 1
Lý thuyết, bài tập về Tập hợp - Các phần tử của tập hợp có lời giải (trang 2)
Trang 2
Lý thuyết, bài tập về Tập hợp - Các phần tử của tập hợp có lời giải (trang 3)
Trang 3
Lý thuyết, bài tập về Tập hợp - Các phần tử của tập hợp có lời giải (trang 4)
Trang 4
Lý thuyết, bài tập về Tập hợp - Các phần tử của tập hợp có lời giải (trang 5)
Trang 5
Lý thuyết, bài tập về Tập hợp - Các phần tử của tập hợp có lời giải (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống