Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 105, 106, 107 Bài 24: Người tìm đường lên các vì sao | Kết nối tri thức

7.1 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 trang trang 105, 106, 107 Bài 24: Người tìm đường lên các vì sao sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Luyện từ và câu, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 105, 106, 107 Bài 24: Người tìm đường lên các vì sao

Đọc: Người tìm đường lên các vì sao trang 105, 106

Khởi động

Kể tên hoặc nói những điều em biết về một nhà khoa học. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và nhớ lại em đã được nghe hoặc đọc những bài viết về những nhà khoa học? Em kể tên hoặc nói những điều em đã biết về nhà khoa học đó? 

Lời giải:

Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông, tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn, trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông). Edison được coi là một trong những nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại và giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới).

Bài đọc

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?". 

Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêulà sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.

Có người bạn hỏi:
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?

Xi-ôn-cốp-xki cười:
- Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi.

Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên khôngủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này, ông đã đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao. 

Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: "Cácvì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục.". 

(Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn)

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 106 Câu 1: Chi tiết nào cho thấy từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ham tìm tòi, khám phá?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn đầu để tìm chi tiết cho thấy từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ham tìm tòi, khám phá.

Lời giải:

Chi tiết cho thấy từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ham tìm tòi, khám phá là để tìm hiểu bí mật "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?", Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là xách, hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần. 

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 106 Câu 2: Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì thực hiện ước mơ của mình thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn trong quá trình Xi-ôn-cốp-xki tìm hiểu bí mật vì sao bóng không có cánh mà vẫn bay được để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì thực hiện ước mơ của mình:

- Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêulà sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàngtrăm lần.

- Quanh năm ông chỉ ăn bánhmì suông để tiết kiệm tiền mua sách và dụng cụ thí nghiệm.

- Qua nhiều lần thí nghiệm, ôngđã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằngkim loại. Sa hoàng chưa tin nên khôngủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đisâu vào lí thuyết bay trong không gian.

- Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi thì ông cũng thành công.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 106 Câu 3: Những nghiên cứu, tìm tòi của Xi-ôn-cốp-xki đã đem lại kết quả gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ 2 đoạn văn cuối để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Những nghiên cứu, tìm tòi của Xi-ôn-cốp-xki đã giúp ông đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao, ông đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục”

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 106 Câu 4: Theo em, nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói điều gì?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đưa ra câu trả lời theo ý kiến của mình. 

Lời giải:

Nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói với chúng ta rằng chúng ta hãy luôn cố gắng tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, kiên trì với những việc mình đang làm thì chúng ta sẽ tìm được “đường đến các vì sao” – nơi mà chúng ta sẽ thành công với những mục tiêu mình đề ra.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 106 Câu 5: Nếu trở thành một nhà khoa học, em muốn sáng chế những gì? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đưa ra câu trả lời theo ý kiến riêng của mình.

Lời giải:

Nếu trở thành một nhà khoa học, em muốn sáng chế ra ô tô bay bởi vì em thấy ô tô bay có thể giúp đường phố giảm tắc nghẽn hơn. 

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 106 Câu 1: Tìm những tính từ nêu phẩm chất của nhà khoa học

M: miệt mài, thông thái

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ, tìm kiếm những tính từ nêu phẩm chất của nhà khoa học và trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Tính từ nêu phẩm chất của nhà khoa học: kiên trì, nghiêm túc, chuyên nghiệp, thông minh, kiên nhẫn,… 

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 106 Câu 2: Đặt 2 – 3 câu giới thiệu về một nhà khoa học hoặc một phát minh khoa học mà em biết.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của mình. 

Lời giải:

Nhà khoa học Thomas Edison là người em luôn ngưỡng mộ. Ông chính là người sáng chế ra bóng đèn dây tóc, mang lại ánh sáng cho nhân loại. Sau hơn 10 nghìn lần thất bại cùng với sự công kích là “người hoang tưởng”, “ quân lừa bịp”, ông vẫn không nản chí, trung thành với khát vọng của bản thân. Cuối cùng, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, ông đã thành công, nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay. Và Edison cho rằng, thất bại là cơ hội để chúng ta học hỏi. 

Viết: Viết đơn trang 107

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết đơn xin tham gia câu lạc bộ em thích.

Đề 2: Viết đơn xin nghỉ một buổi học

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 107 Câu 1: Dựa vào mẫu đơn trong hoạt động Viết ở Bài 23, viết đơn theo yêu cầu em đã chọn. 

Phương pháp giải:

Em đọc lại mẫu đơn trong hoạt động Viết ở bài 23, đọc kĩ quy trình viết đơn để làm bài tập này.

Lời giải:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________

 

ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4A

                Các thầy, cô giáo bộ môn Trường Tiểu học Trung Yên

Em tên là: Hoàng Văn Minh – Học sinh lớp: 4A

Em viết đơn này xin được trình bày với cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô giáo bộ môn như sau:

Hôm qua, trên đường đi học về em bị ngã xe. Bố mẹ em đã đưa em đi khám và bôi thuốc. Hôm nay, người em vẫn còn đau nên em chưa thể đến trường được . Vì vậy, em viết đơn này mong các thầy cô xem xét cho em được nghỉ buổi học hôm nay. 

Em xin hứa sẽ chép bài đầy đủ khi đến lớp.

Em xin chân thành cảm ơn! 

Ý kiến của phụ huynh

Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2023

Minh

Hoàng Văn Minh

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 107 Câu 2: Đọc soát và chỉnh sửa

Phương pháp giải:

Em hãy dựa vào các tiêu chí chỉnh sửa trên, đọc lại bài, nếu có nội dung chưa đúng thì chỉnh sửa.

Lời giải:

Đơn xin nghỉ học đã đầy đủ nội dung, viết đúng hình thức, quy trình. 

Đọc mở rộng trang 107

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 107 Câu 1: Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học. 

Phương pháp giải:

Em tìm đọc một câu chuyện về các nhà khoa học trong sách, báo hoặc trên In-tơ-nét. 

Lời giải:

Câu chuyện về nhà khoa học “Thomas Edison”

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 107 Câu 2Viết phiếu đọc sách theo mẫu. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào các thông tin đã tìm hiểu để hoàn thành phiếu đọc sách. 

Lời giải:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện: Chiếc bóng đèn thứ 10.000

Tên tác giả: Mai Lâm

Ngày đọc: 9/3/2021

Tên nhà khoa học: Thomas Edison

Phát minh: Bóng đèn dây tóc

Mức độ yêu thích: 5 sao

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 107 Câu 3: Trao đổi với bạn những thông tin về một nhà khoa học hoặc một phát minh được nêu trong câu chuyện em đã đọc. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào các thông tin đã tìm hiểu trong phiếu đọc sách để hoàn thành để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

Nhà khoa học Thomas Edison từ nhỏ đã rất ham học hỏi, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ xung quanh cuộc sống. Sau hơn 10 nghìn lần thất bại với việc sáng chế ra bóng đèn cùng với những lời chê bai của người khác thì cuối cùng ông cũng đã thành công chế tạo bóng đèn dây tóc. 

Vận dụng

Tìm đọc thêm một số cuốn sách, truyền viết về một nhà khoa học hoặc một phát minh được nêu trong câu chuyện em đã đọc. 

Phương pháp giải:

Em tìm kiếm những cuốn sách viết về nhà khoa học hoặc những phát minh tại thư viện hoặc trên Internet.

Lời giải:

Em có thể tham khảo một số quyển sách sau:

- EINSTEIN - Thiên tài và thuyết tương đối

- TESLA - Nhà phát minh, cha đẻ của dòng điện xoay chiều

- MARIE CURIE - Nhà nữ khoa học tiên phong, người đạt giải Nobel, người khám phá ra chất phóng xạ 

- DARWIN - Nhà tự nhiên học, hành trình vĩ đại và thuyết tiến hóa

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 23: Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng

Bài 24: Người tìm đường lên các vì sao

Bài 25: Bay cùng ước mơ

Bài 26: Con trai người làm vườn

Bài 27: Nếu em có một khu vườn

Đánh giá

0

0 đánh giá