Lời giải Tiếng Việt lớp 4 trang trang 101, 102, 103, 104 Bài 23: Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Luyện từ và câu, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 101, 102, 103, 104 Bài 23: Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng
Đọc: Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng trang 101, 102
Khởi động
Kể tên một số bài hát thiếu nhi em yêu thích. Tác giả của những bài đó là ai?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và nhớ lại em đã được nghe và học những bài hát thiết nhi nào? Tác giả của những bài hát đó là ai?
Lời giải:
- Rửa mặt như mèo – Hàn Ngọc Bích
- Mình soi gương – Phạm Uyên Nguyên
- Ngày đầu tiên đi học – Nguyễn Ngọc Thiện
- Thương con mẹ yêu – Lê Quốc Thắng
Bài đọc
BÉT-TÔ-VEN VÀ BẢN XÔ-NÁT ÁNH TRĂNG
Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trên thế giới. Ông đã sáng tácnhiều bản nhạc nổi tiếng, trong số đó có Bản xô-nát Ánh trăng.
Tương truyền, vào một đêm trăng sáng, Bét-tô ven đến cây cầu bắc quadòng sông Ða-nuýp xinh đẹp trong thành Viên. Đứng trên cầu, ông saysưa ngắm dòng sông lấp lánh ánh trăng trong một không gian tĩnh lặng.Bỗng Bét-tô-ven nghe thấy tiếng dương cầm văng vẳng ở phía xa.Tiếng đàn đã đưa bước chân Bét-tô-ven đến một ngôi nhà trong khulao động. Đến đó, ông bắt gặp một người cha đang chăm chú ngồi nghecô con gái mù của mình chơi đàn. Thấy Bét-tô-ven, người cha đau khổchia sẻ rằng: Con gái ông có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ánhtrăng trên dòng Đa-nuýp. Nhưng ông rất buồn vì chẳng bao giờ ông cóthể giúp con thực hiện được ước mơ của mình.
Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếngdương cầm da diết của người thiếu nữ mù, Bét-tô-ven đến bên câyđàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc ngẫu hứng vang lên,tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái,nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp. Trongtâm trí của hai cha con, dường như không còn cuộc sống khổ đau vì tật bệnh, chỉ còn một thế giới huyền ảo, lung linh, tràn ngập ánh trăng.Cô gái mù có cảm giác mình đang được ngắm nhìn, đùa giỡn với ánh trăngtrên dòng sông Đa-nuýp.
Bản xô-nát Ánh trăng ra đời từ đó.
(Theo Bét-tô-ven – Nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại thế giới)Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 102 Câu 1: Đoạn mở đầu giới thiệu những gì về Bét-tô-ven?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu để tìm những chi tiết giới thiệu về Bét-tô-ven.
Lời giải:
Đoạn mở đầu giới thiệu về Bét-tô-ven:
- Là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại thế giới.
- Ông đã sáng tác nhiều bản nhạc nổi tiếng, trong số đó có Bản xô-nát Ánh trăng.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 102 Câu 2: Bét-tô-ven đã gặp cha con cô gái mù trong hoàn cảnh nào? Cô gái mù có ước mơ gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
- Bét-tô-ven gặp cha con cô gái mù trong một đêm trăng sáng, ông đứng trên cây cầu bắc qua dòng sông Đa-nuýp thì nghe thấy tiếng dương cầm văng vẳng từ phía xa. Ông đã đi theo tiếng đàn đến một ngôi nhà trong khu lao động, bắt gặp người cha đang chăm chú ngồi nghe cô con gái mù của mình chơi đàn.
- Cô gái mù có ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Đa-nuýp.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 102 Câu 3: Bét-tô-ven đã làm gì để giúp cô gái thực hiện ước mơ của mình
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Bét-tô-ven đã chơi một bản nhạc để dành tặng cho cô gái mù.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 102 Câu 4: Tìm những câu văn miêu tả vẻ đẹp của bản nhạc mà Bét-tô-ven đã dành tặng cô gái mù.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 3 và tìm câu văn miêu tả vẻ đẹp của bản nhạc khi Bét-tô-ven chơi đàn dành tặng cô gái mù.
Lời giải:
Những câu văn miêu tả vẻ đẹp của bản nhạc mà Bét-tô-ven đã dành tặng cô gái mù: Những nốt nhạc ngẫu hứng, tràn đầy cảm xúc yêu thương, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 102 Câu 5: Vì sao bản nhạc Bét-tô-ven dành tặng cô gái mù lại có tên là “Bản xô-nát Ánh trăng”?
Phương pháp giải:
Em đưa ra câu trả lời theo suy nghĩ của mình sau khi đọc xong câu chuyện.
Lời giải:
Bản nhạc Bét-tô-ven dành tặng cô gái mù lại có tên là “Bản xô-nát Ánh trăng” vì bản nhạc đó giúp cho cô gái mù thực hiện được ước mơ đó là ngắm nhìn, đùa giỡn với ánh trăng bên dòng sông Đa-nuýp, trong tâm trí của hai cha con cô gái mù dường như cuộc sống không còn khổ đau vì bệnh tật, chỉ còn một thể giới huyền ảo, lung linh, tràn ngập ánh trăng.
Luyện tập về câu: Luyện tập về tính từ trang 103
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 103 Câu 1: Tìm tính từ có trong bài đọc Bét-tô-ven và Bản xô-nát Ánh trăng theo 2 nhóm dưới đây:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc Bét-tô-ven và Bản xô-nát Ánh trăng và tìm tính từ chỉ đặc điểm của tiếng nhạc và dòng sông.
Lời giải:
- Tính từ chỉ đặc điểm của tiếng nhạc: da diết, êm ái, nhẹ nhàng, mạnh mẽ.
- Tính từ chỉ đặc điểm của dòng sông: xinh đẹp, lấp lánh.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 103 Câu 2: Tính từ nào dưới đây có thể thay cho mỗi ô vuông.
Phương pháp giải:
Em dựa vào các kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải:
- Hiền như bụt.
- Xấu như ma
- Đen như than
- Trắng như tuyết
- Đỏ như gấc
- Đẹp như tiên
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 103 Câu 3: Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ...
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm
Cây gạo đầu xóm
Hoa nở chói ngời
A, nắng lên rồi
Mặt trời đỏ chót...
(Theo Định Hải)
a. Tìm các tính từ chỉ màu xanh trong đoạn thơ. Mỗi tính từ đó được dùng để tả đặc điểm của sự vật nào?
b. Viết 2 – 3 câu có sử dụng tính từ em tìm được ở bài tập a.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại những kiến thức về tính từ chỉ màu xanh và cách đặt câu để hoàn thành bài tập.
Lời giải:
a.
Tính từ chỉ màu xanh |
Sự vật |
Xanh mát |
Sông máng |
Xanh ngắt |
Trời mây |
b. Vào mùa thu, bầu trời ở làng quê em mang mang một màu xanh ngắt tuyệt đẹp. Phía dưới là những lũy tre xanh rì rào, cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay và những dòng sông xanh mát uốn lượn quanh ngôi làng thân yêu.
Viết: Tìm hiểu cách viết đơn trang 104
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 104 Câu 1: Đọc đơn dưới đây và trả lời câu hỏi.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________
ĐƠN XIN THAM GIA CÂU LẠC BỘ SÁNG TẠO
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Trung Hoà.
Em tên là: Vũ Nam Hải, học sinh lớp 4C.
Em viết đơn này xin được trình bày với Ban Giám hiệu nhà trường một việc
như sau:
Hiện nay, nhà trường đang mở nhiều câu lạc bộ sau giờ học để học sinhphát huy năng khiếu và sở thích. Em thấy mình phù hợp với các hoạt động củaCâu lạc bộ Sáng tạo. Vì thế, em viết đơn này đề nghị nhà trường cho phép emtham gia Câu lạc bộ Sáng tạo vào chiều thứ Ba và thứ Năm hằng tuần.
Em xin hứa sẽ nhiệt tình tham gia các hoạt động do Câu lạc bộ tổ chức vàluôn chấp hành nội quy của Câu lạc bộ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến phụ huynh |
Trung Hoà, ngày 11 tháng 10 năm 2022 Người viết đơn Vũ Nam Hải |
a. Đơn trên được viết nhằm mục đích gì?
b. Đơn do ai viết? Đơn được gửi cho ai?
c. Người viết đã trình bày những gì trong đơn?
d. Đơn gồm có những mục nào? Nếu cách sắp xếp các mục đó.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các phần trong lá đơn và trả lời các câu hỏi.
Lời giải:
a. Đơn trên được viết nhằm mục đích xin tham gia câu lạc bộ sáng tạo.
b. Đơn do bạn Vũ Nam Hải, học sinh lớp 4C viết.
Đơn được gửi cho Ban Giám hiệu Trường tiểu học Trung Hòa.
c. Người viết đã trình bày những điều trong đơn:
- Lí do viết đơn: HIện nay nhà trường đang mở nhiều câu lạc bộ sau giờ học để học sinh phát huy năng khiếu và sở thích. Em thấy mình phù hợp với các hoạt động của Câu lạc bộ Sáng tạo. Vì thế, em viết đơn này đề nghị nhà trường cho phép em tham gia Câu lạc bộ Sáng tại vào chiều thứ Ba và thứ Năm hàng tuần.
- Lời hứa: Em xin hứa sẽ nhiệt tình tham gia các hoạt động do Câu lạc bộ tổ chức và luôn chấp hành nội quy của Câu lạc bộ.
- Lời cảm ơn: Em xin chân thành cảm ơn.
d. Đơn gồm có các mục: Quốc hiệu, tiêu ngữ; tên đơn; nơi nhận đơn, nội dung đơn; địa điểm, thời gian viết đơn; ý kiến phụ huynh chữ kí và họ tên người viết đơn.
Cách sắp xếp các mục:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên đơn.
- Nơi nhận đơn
- Nội dung đơn
- Ý kiến phụ huynh
- Địa điểm, thời gian viết đơn
- Chữ kí và họ tên người viết đơn
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 104 Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đơn.
- Hình thức của đơn.
- Nội dung của đơn.
Phương pháp giải:
Thông qua quan sát đơn mẫu và trả lời các câu hỏi ở câu hỏi 1, em hãy đưa ra những ý kiến về những điểm cần lưu ý khi viết đơn về hình thức và nội dung của đơn.
Lời giải:
Những điểm cần lưu ý khi viết đơn:
- Hình thức của đơn: trình bày đầy đủ các mục cần có đúng quy định:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Tên đơn
+ Nơi nhận đơn
+ Nội dung đơn
+ Địa điểm, thời gian viết đơn
+ Chữ kí và họ tên người viết đơn
- Nội dung của đơn: bao gồm giới thiệu bản thân, lí do viết đơn, lời hứa, lời cảm ơn; câu từ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc; đúng thông tin, không viết làn man, dài dòng.
Vận dụng
Trao đổi với người thân về một tình huống cần viết đơn.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trao đổi với bố mẹ về một tình huống cần viết đơn dựa vào những gợi ý sau:
- Em nghĩ tình huống nào cần phải viết đơn? Vì sao?
- Em sẽ viết đơn đó như thế nào?
Lời giải:
Một tình huống cần phải viết đơn xảy ra trong chính khoảng thời gian đi học của các em đó là đơn xin nghỉ học. Bởi vì khi nghỉ học cần phải viết đơn xin phép cô giáo chủ nhiệm lớp và Ban giám hiệu trường.
Khi viết đơn xin nghỉ học em cũng vẫn phải tuân thủ theo đúng quy tắc trình bày đơn.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
Bài 23: Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng