Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 23: Bét-tô-ven và Bản xô-nát Ánh trăng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bét-tô-ven và bản xô-nát “Ánh trăng”.
- Biết đọc diễn cảm với giọng kể ca ngợi, khâm phục tài năng và lòng nhân ái của nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại Bét-tô-ven. Biết đọc diễn cảm lời người dẫn chuyện.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Bản xô-nát Ánh trăng được ra đời không chỉ bởi tài năng, đam mê âm nhạc của nhà soạn nhạc vĩ đại Bét-tô-ven mà còn bởi lòng nhân ái, luôn thấu hiểu và đồng cảm với con người, đặc biệt là những con người có số phận không may mắn.
- Biết trân trọng giá trị của những sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt những sáng tạo nghệ thuật có cội nguồn tư lòng nhân ái.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (nắm được đặc điểm của văn bản thông tin hướng dẫn thực hiện một công việc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương con người (đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người kém may mắn trong cuộc sống).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Bản nhạc xô-nát Ánh trăng.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tìm hiểu thông tin về Bét-tô-ven, bản xô-nát Ánh trăng và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 - 2 HS đọc nối tiếp bài trước Bức tường có nhiều phép lạ. - GV nêu câu hỏi: Theo em, vì sao Quy có thể làm được bài văn mà không cần nhìn bức tường có nhiều phép lạ nữa? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV chốt đáp án: Quy làm văn mà không cần nhìn vào bức tường có nhiều phép lạ. Vì Quy đã hiểu ra cách làm một bài văn tả cơn mưa là cần dựa vào những gì mình đã quan sát và ghi nhớ được, sau đó kết hợp với trí tưởng tượng và dùng từ ngữ để thể hiện những điều đó. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS kể tên một số bài hát thiếu nhi mà em yêu thích. Tác giả của những bài hát đó là ai? - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thảo luận: Trao đổi với bạn, một số bài hát thiếu nhi mà em yêu thích và tác giả của những bài hát đó. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV trình chiếu video và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.102.
- GV giới thiệu bản xô nát Ánh trăng và nhà soạn nhạc Bét-tô-ven - GV dẫn dắt vào bài đọc: Trên đây chúng ta đã làm quen với một số bài hát thiếu nhi. Mỗi bài hát ấy thường do một nhạc sĩ sáng tác. Một nhạc sĩ trong cuộc đời của mình có thể sáng tác nhiều bài hát, nhiều bản nhạc khác nhau. Mỗi bài hát, bản nhạc đều được ra đời trong một hoàn cảnh nhất định. Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại. Ông cũng đã sáng tác nhiều bản nhạc. Bản xô-nát Ánh trăng ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc Bét-tô-ven và bản xô-một "Ánh trăng” để biết rõ điều đó. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS làm việc nhóm. - HS trình bày bài vẽ ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát và lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Luyện tập về tính từ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù.
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách xác định tính từ, viết câu văn có sử dụng tính từ)
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 1: Tìm tính từ có trong bài đọc Bét-tô-ven và bản xô-nát “Ánh trăng” theo 2 nhóm. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm được các từ chỉ đặc điểm theo các nhóm từ khác nhau. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 1:. Tìm tính từ có trong bài đọc Bét-tô-ven và bản xô-nát “Ánh trăng” theo 2 nhóm tính từ chỉ đặc điểm của tiếng nhạc và tính từ chỉ đặc điểm của dòng sông. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi thảo luận theo nhóm (4 HS). - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt đáp án: + Tính từ chỉ đặc điểm của tiếng nhạc: êm ái, nhẹ nhàng, mạnh mẽ. + Tính từ chỉ đặc điểm của dòng sông: xinh đẹp, lấp lánh (ánh trăng). Hoạt động 2: Tính từ có thể thay cho mỗi ô vuông. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm các tính từ thích hợp để diễn vào chỗ trống. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Tính từ nào (trắng, đen, đỏ, hiền, xấu, đẹp) có thể thay cho mỗi ô vuông. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV thống nhất và chốt đáp án: + Hiền như bụt. + Đen như than. + Đỏ như gấc. + Xấu như ma. + Trắng như tuyết. + Đẹp như tiên. Hoạt động 3: Tìm tính từ chỉ màu xanh trong đoạn thơ và đặt câu với tính từ đó. a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm được tính từ chỉ màu xanh. - Đặt câu 2 – 3 câu sử dụng tính từ chỉ màu xanh. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Tìm các tỉnh từ chỉ màu xanh trong đoạn thơ. Đặt câu 2 – 3 câu sử dụng tính từ chỉ màu xanh. - GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp, luân phiên trao đổi. - GV mời 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích HS. - GV tổng hợp ý kiến của HS và gợi ý đáp án: + Các tỉnh từ chỉ màu xanh trong đoạn thơ là xanh, xanh mát, xanh ngắt. Tính từ xanh chỉ đặc điểm của tre, nứa, ước mơ. Tính từ xanh mát chỉ đặc điểm của dòng sông. Tính từ xanh ngắt chỉ đặc điểm của mùa thu (của bầu trời mùa thu). * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc trước nội dung Tiết học sau: Tìm hiểu cách viết đơn SGK tr.104. |
- HS lắng nghe và đọc thầm theo. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Tìm hiểu cách viết đơn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được bố cục của lá đơn. b. Cách thức tiến hành - GV trình chiếu và yêu cầu HS đọc đoạn văn trong SGK tr.104. - GV nêu câu hỏi a:Đơn trên được viết nhằm mục đích gì? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS) tìm phương án trả lời. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày câu trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét và thống nhất đáp án: Đơn trên được viết nhằm mục đích xin được tham gia Câu lạc bộ Sáng tạo. - GV nêu câu hỏi b: Đơn do ai viết? Đơn được gửi cho ai? + GV hướng dẫn HS trao đổi cặp. + GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Đơn do bạn Vũ Hải Nam , HS lớp 4C Trường Tiểu học Trung Hòa viết. Đơn gửi cho Ban Gíam hiệu Trường Tiểu học Trung Hòa. - GV nêu câu hỏi c: Người viết đã trình bày những gì trong đơn? + GV hướng dẫn HS trao đổi cặp. + GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Người viết đã giới thiệu bản thân, nêu lí do viết đơn, lời hứa, lời cảm ơn. - GV nêu câu hỏi d: Đơn gồm có những mục nào? Nêu cách sắp xếp các mục đó. + GV hướng dẫn HS trao đổi cặp, đọc lướt lá đơn. + GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Đơn gồm: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, nơi nhận đơn, nội dung đơn, địa điểm và thời gian viết đơn, chữ kí và họ tên người viết đơn. Các mục trên được sắp xếp theo một trật tự cố định. Hoạt động 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đơn. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Ghi nhớ các lưu ý khi viết đơn. b. Cách thức tiến hành - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đơn. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: + Hình thức của đơn: đơn viết theo khuôn mẫu, có tiêu ngữ, lên đơn, thông tin về người viết, người nhận đơn (người viết đơn cần kỉ và ghi rõ họ tên), người nhận đơn có thể là cá nhân hoặc tập thể. + Nội dung của đơn cần viết đầy đủ các thông tin: (1) Giới thiệu thông tin về bản thân (họ và tên, các thông tin khác: tuổi, lớp học, trường học,...); (2) Lí do viết đơn (cần trình bày cụ thể), (3) Lời hứa, (4) Lời cảm ơn. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày ý kiến trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV mời 2 – 3 HS đọc ghi nhớ SGK tr.104. Hoạt động 3: Vận dụng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trao đổi với người thân về một tình huống cần viết đơn. b. Cách thức tiến hành - GV mời 1 HS đọc yêu cầu: Trao đổi với người thân về một tình huống cần viết đơn. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + HS cần tìm và nếu được một vài tình huống cần viết đơn (xin nghỉ học vì bị ốm, xin tham gia câu lạc bộ tiếng Anh. xin học đan,... ). + Hỏi người thân cách viết đơn phù hợp với các tình huống đó. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Học thuộc ghi nhớ và hoàn thành VBT Tiếng Việt. + Đọc trước Bài tiếp theo – Người tìm đường lên các vì sao SGK tr.105. |
- HS đọc yêu cầu và đoạn văn. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - HS đọc SGK. - HS đọc yêu cầu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 24: Người tìm đường lên các vì sao
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Người tìm đường lên các vì sao. Biết đọc diễn cảm với giọng điệu ca ngợi, khâm phục nhà khoa học, đọc đúng lời thoại của các nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu được nhờ lòng say mê khoa học, khổ công nghiên cứu, kiên trì tìm tòi, sáng tạo suốt 40 năm của nhà khoa học Xi-ôn-cốp-xki để thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
- Tìm đọc thêm sách, truyện viết về nhà khóa học, nắm được những thông tin trong câu chuyện và chia sẻ với người thân. Nêu được suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về thông tin ấy.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (nắm được đặc điểm của văn bản thông tin hướng dẫn thực hiện một công việc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng lòng say mê, tình yêu, tính kiên trì để đạt được những mơ ước của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh ảnh, video về các loại pháo hoa, tên lửa, tàu vũ trụ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Sưu tầm những bức tranh hoặc mô hình tên máy bay, tên lửa và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 - 2 HS đọc nối tiếp bài trước Bét-tô-ven và bản sô-nát Ánh trăng. - GV nêu câu hỏi: Vì sao bản nhạc Bét-tô-ven dành tặng cô gái mù lại có tên là “Ánh trăng”? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS kể tên một số nhà khoa học hoặc những điều em biết về người đó. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thảo luận: Trao đổi với bạn, thông tin về một số nhà khoa mà em biết. - GV trình chiếu một số hình ảnh và gợi ý về nhà khoa học:
- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV trình chiếu video và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.102.
- GV dẫn dắt vào bài đọc: Từ xa xưa, việc muốn đặt chân lên các vì sao để nghiên cứu, tìm hiểu luôn là ước muốn của các nhà khoa học, trong đó có nhà khoa học nổi tiếng Xi-ôn-cốp-xki. Ông đã làm gì để thực hiện được mơ ước của mình, chúng ta cùng đọc bài Người tìm đường lên các vì sao để biết được điều đó B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được biểu cảm cả bài Người tìm đường lên các vì sao - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện hành động,quyết tâm của nhân vật. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SHS tr.106: + Khí cầu: dụng cụ hình quả cầu, chứa đầy khí nhẹ, có thể bay lên cao. + Sa hoàng: từ dùng để chỉ các vị vua của nước Nga (từ năm 1547 đến năm 1721). - GV đọc cả bài diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện suy nghĩ, lòng quyết tâm, cảm xúc của nhân vật. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn. - GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: dại dột, rủi ro, non nớt, Xi-ôn-cốp-xki, hằng tâm niệm,... + Đọc nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện suy nghĩ, lòng quyết tâm, cảm xúc của nhân vật: Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. + Cách ngắt giọng ở những câu dài: - Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách/ và dụng cụ thí nghiệm như thế? - Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên,/ sau này,/ ông đã đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng,/ trở thành một phương tiện bay tới các vì sao. - GV mời 3 HS đọc nối các đoạn trước lớp. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3 HS, mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS làm việc nhóm. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trình bày bài vẽ ý kiến trước lớp. - HS quan sát và lắng nghe. - HS quan sát. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS đọc SGK. - HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo. - HS đọc bài. - HS đọc SGK. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc bài. |
................................
................................
................................
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Dựa vào mẫu đơn đã học, viết được đơn theo yêu cầu.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
|||
Hoạt động 1: Dựa vào mẫu đơn trong hoạt động Viết ở bài 23, viết đơn theo yêu cầu em đã chọn. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Phát triển kĩ năng viết đơn. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS đọc lại đề bài: Chọn 1 trong 2 đề dưới đây Đề 1: Đơn xin tham gia câu lạc bộ em yêu thích. Đề 2: Đơn xin nghỉ một buổi học. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + GV dành thời gian cho HS đọc lại mẫu đơn ở Bài 23, suy nghĩ về nội dung cần viết trong đơn. Đơn được gửi cho ai? Là do viết đơn là gì? Các mục trong đơn được trình bày thể nào? + GV giải thích lại cho HS nhớ khái niệm quốc hiệu, tiêu ngữ,... (nếu HS quên). + HS làm việc cá nhân: viết đơn. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có). - GV nhận xét, tuyên dương HS. Hoạt động 2: Đọc soát và chỉnh sửa. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Hoàn thiện lá đơn đã viết. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc lại bài làm cửa mình, soát lỗi theo gợi ý SGK tr.107.
- GV hướng dẫn HS chỉnh sửa lỗi (nếu có). - GV mời 1 – 2 HS đọc bài chữa và chữa nhanh trên lớp. - GV nhận xét, khen ngợi bài viết đúng yêu cầu, đầy đủ các mục trong đơn và diễn đạt rõ ràng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Hoàn thành viết đơn. + Đọc trước Tiết học sau: Đọc mở rộng SGK tr.107. |
- HS đọc yêu cầu đề bài. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS soát bài theo tiêu chí. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc mở rộng theo yêu cầu (tự tìm đọc câu chuyện về một nhà khoa học, nắm được những thông tin trong câu chuyện, ghi được thông tin vào phiếu đọc sách).
- Biết chia sẻ thông tin về một nhà khoa học hoặc một phát minh đã đọc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
Đọc mở rộng một câu chuyện.
b. Năng lực đặc thù.
Hiểu được nội dung câu chuyện về một nhà khoa học, nắm được những thông tin trong câu chuyện, ghi được thông tin vào phiếu đọc sách.
3. Phẩm chất.
Có ý thức chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 1: Đọc một câu chuyện về nhà khoa học. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc một câu chuyện về nhà khoa học. b. Cách thức tiến hành - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1: Đọc một câu chuyện về nhà khoa học. - GV trình chiếu ảnh một số nhà khoa học: - GV mời 1 HS đọc tên các nhà khoa học. - GV hướng dẫn HS chia sẻ cách tìm văn bản đọc mở rộng theo yêu cầu. - GV hướng dẫn HS cách chọn bài đọc theo chủ đề. - GV yêu cầu HS luyện tập đọc các câu chuyện về nhà khoa học - GV lưu ý: + HS tìm câu chuyện và có mang sách, truyện tới lớp thì tự đọc hoặc đọc trong nhóm. + HS chưa tìm được câu chuyện có mượn tử sách của lớp, thư viện trường. Hoạt động 2: Viết phiếu đọc sách a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Luyện tập viết phiếu đọc sách. b. Cách thức tiến hành - GV nêu yêu cầu: Các em hãy hoàn thành Phiếu đọc sách và chia sẻ với các bạn trong nhóm. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Ghi chép các thông tin cơ bản vào Phiếu đọc sách. + Trao đổi về câu chuyện, nhà khoa học, phát minh và lý do yêu thích. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ nội dung đã ghi trong Phiếu đọc sách. Hoạt động 3: Trao đổi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trao đổi được với bạn về nhà khoa học hoặc một phát minh được nêu trong câu chuyện mà em đọc. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm: Trao đổi được với bạn về nhà khoa học hoặc một phát minh được nêu trong câu chuyện mà em đọc. - GV gợi ý HS nội dung trao đổi nhóm (4 HS). + Tên nhân vật (nhà khoa học). + Phát minh hoặc đóng góp của nhà khoa học. + Đặc điểm nổi bật của nhà khoa học. + Suy nghĩ của em về nhà khoa học. - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, tuyên dương HS mạnh dạn chia sẻ. - GV gợi ý một số cuốn sách HS có thể đọc: + Phát minh và khám phá. + Marie Curie. + Einstein. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Tìm đọc một số chuyện về nhà khoa học. - Chia sẻ những thông tin thú vị với người thân. b. Cách thức tiến hành - GV mời 1 HS nêu yêu cầu ở hoạt động Vận dụng: Tìm đọc một số chuyện về nhà khoa học và chia sẻ những thông tin thú vị với người thân. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà: + Tìm đọc một số chuyện về nhà khoa học Phát minh và khám phá. Marie Curie. Einstein. + Trao đổi với người thân về thông tin thú vị. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. - GV nhắc lại các nội dung bài học. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Người tìm đường lên các vì sao. + Hoàn thành viết đơn. + Đọc trước Bài tiếp theo – Bay cùng ước mơ SGK tr.109. |
- HS đọc yêu cầu. - HS quan sát . - HS đọc bài. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS trình bày. - HS lắng nghe,tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc yêu cầu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 13.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây