Với giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 35, 36 Bài 13: Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 3. Mời các bạn đón xem:
Giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 35, 36 Bài 13: Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia
Video giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 35, 36 Bài 13: Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia - Kết nối tri thức
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 35 Bài 13 Tiết 1
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 35 Bài 1: Số?
a) × 4 = 12 b) 8 × = 40 c) × 9 = 45
Lời giải
Muốn tìm một thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số còn lại
a) Số cần tìm là:
12 : 4 = 3
b) Số cần tìm là:
40 : 8 = 5
c) Số cần tìm là:
45 : 9 = 5
Vậy ta điền số vào ô trống như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 35 Bài 2: Số?
Thừa số |
9 |
|
8 |
|
4 |
Thừa số |
6 |
5 |
|
7 |
|
Tích |
54 |
30 |
72 |
28 |
40 |
Lời giải
Muốn tìm một thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số còn lại.
+ Ở cột 2, thừa số là 5, tích là 30. Số cần tìm là:
30 : 5 = 6
+ Tương tự, ở cột 3, số cần tìm là:
72 : 8 = 9
+ Ở cột 4, số cần tìm là:
28 : 7 = 4
+ Ở cột 5, số cần tìm là:
40 : 4 = 10
Ta điền như sau:
Thừa số |
9 |
6 |
8 |
4 |
4 |
Thừa số |
6 |
5 |
9 |
7 |
10 |
Tích |
54 |
30 |
72 |
28 |
40 |
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 35 Bài 3: Nối (theo mẫu).
Lời giải
Ta có:
+ 24 : 6 = 4
Vậy thừa số cần tìm là 4
+ 45 : 5 = 9
Vậy thừa số cần tìm là 9
+ 49 : 7 = 7
Vậy thừa số cần tìm là 7
+ 72 : 9 = 8
Vậy thừa số cần tìm là 8
Ta nối như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 35 Bài 4: Có 6 can nước mắm như sau chứa được tất cả 54 l nước mắm. Hỏi mỗi can đó chứa được bao nhiêu lít nước mắm?
Bài giải
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Lời giải
Tóm tắt 6 can: 54 l nước mắm 1 can: …. l nước mắm? |
Bài giải Mỗi can đó chứa số lít nước mắm là: 54 : 6 = 9 (lít) Đáp số: 9 lít nước mắm |
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 36 Bài 13 Tiết 2
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 36 Bài 1:Số?
a) : 4 = 9 : 7 = 5 : 8 = 6
b) 18 : = 2 42 : = 7 40 : = 8
Lời giải
Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia
Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương
a) + Số chia là 4, thương là 9. Vậy số cần tìm là:
9 × 4 = 36
+ Số chia là 7, thương là 5. Vậy số cần tìm là:
5 × 7 = 35
+ Số chia là 8, thương là 6. Vậy số cần tìm là:
6 × 8 = 48
b) + Số bị chia là 18, thương là 2. Vậy số cần tìm là:
18 : 2 = 9
+ Số bị chia là 42, thương là 7. Vậy số cần tìm là:
42 : 7 = 6
+ Số bị chia là 40, thương là 8. Vậy số cần tìm là:
40 : 8 = 5
Vậy ta điền số vào ô trống như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 36 Bài 2: Số?
Số bị chia |
72 |
45 |
36 |
|
|
Số chia |
8 |
|
|
7 |
6 |
Thương |
9 |
5 |
9 |
4 |
10 |
Lời giải
Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia
Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương
+ Ở cột 2, số cần tìm là: 45 : 5 = 9
+ Ở cột 3, số cần tìm là: 36 : 9 = 4
+ Ở cột 4, số cần tìm là: 4 × 7 = 28
+ Ở cột 5, số cần tìm là: 10 × 6 = 60
Ta điền như sau:
Số bị chia |
72 |
45 |
36 |
28 |
60 |
Số chia |
8 |
9 |
4 |
7 |
6 |
Thương |
9 |
5 |
9 |
4 |
10 |
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 36 Bài 3: Có 30 khách du lịch tham quan trên các thuyền. Biết rằng mỗi thuyền có 6 khách du lịch. Hỏi có mấy thuyền chở khách du lịch như vậy?
Bài giải
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Lời giải
Tóm tắt 1 thuyền: 6 khách du lịch … thuyền: 30 khách du lịch? |
Bài giải Số thuyền chở khách du lịch là: 30 : 6 = 5 (thuyền) Đáp số: 5 thuyền |
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 36 Bài 4: Viết các phép tính thích hợp vào chỗ chấm.
Từ ba trong các số 35, 3, 7, 5, 24, lập được các phép nhân hoặc phép chia thích hợp là: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Lời giải
Ta lập được như sau:
5 × 7 = 35
35 : 5 = 7
35 : 7 = 5
Bài giảng Toán lớp 3 trang 39, 40, 41 Bài 13: Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải VBT Toán lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 12: Bảng nhân 9, bảng chia 9
Bài 13: Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia
Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng