Với giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 44, 45, 46 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Toán 3. Mời các bạn đón xem:
Giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 44, 45, 46 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
Video giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 44, 45, 46 Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 44, 45 Bài 16 Tiết 1
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 44 Bài 1:?
Trong hình trên:
a) B là trung điểm của đoạn thẳng AC
b) D là trung điểm của đoạn thẳng CE
c) C là điểm ở giữa hai điểm B và D
d) D là điểm ở giữa hai điểm C và E
Lời giải
Trong hình trên:
a) B là trung điểm của đoạn thẳng AC
b) D là trung điểm của đoạn thẳng CE
c) C là điểm ở giữa hai điểm B và D
d) D là điểm ở giữa hai điểm C và E
* Giải thích
- Câu a đúng vì:
+ Ba điểm A, B, C thẳng hàng; điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
+ AB = BC.
Nên B là trung điểm của đoạn thẳng AC.
- Câu b sai vì:
+ Đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng DE nên D không là trung điểm của đoạn thẳng CE.
- Câu c sai vì:
+ Ba điểm B, C, D không thẳng hàng nên điểm C không nằm giữa hai điểm B và D.
- Câu d đúng vì:
+ Ba điểm C, D, E thẳng hàng và điểm D nằm giữa hai điểm C và E.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 44 Bài 2: Quan sát hình vẽ rồi viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
a) Các nhóm ba điểm thẳng hàng là ………………………………………………………
b) M là điểm ở giữa hai điểm …… và ……
c) M là trung điểm của đoạn thẳng …….
d) …… là điểm ở giữa hai điểm C và D.
Lời giải
Quan sát hình vẽ, ta điền vào ô trống như sau:
a) Các nhóm ba điểm thẳng hàng là (A, M, B); (C, N, D).
b) M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
c) M là trung điểm của đoạn thẳng AB (vì M, A, B thẳng hàng và MA = MB).
d) N là điểm ở giữa hai điểm C và D.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 45 Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
a) Trung điểm của đoạn thẳng CD là điểm …..
b) Trung điểm của đoạn thẳng MQ là điểm
Lời giải
a) Trung điểm của đoạn thẳng CD là điểm Q.
Vì: + 3 điểm C, Q, D thẳng hàng; điểm Q nằm giữa hai điểm C và D.
+ DQ = QC (cùng chiều dài bằng 4 ô vuông).
b) Trung điểm của đoạn thẳng QM là điểm P.
Vì: + 3 điểm M, P, Q thẳng hàng; điểm P nằm giữa hai điểm M và Q.
+ MP = PQ (cùng chiều dài bằng 2 ô vuông).
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 45 Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Cho biết vị trí nhà và khoảng cách giữa các nhà của các bạn Nghêu, Sò, Ốc, Hến như hình vẽ.
a) Nhà các bạn ………….. và ……………….. ở giữa nhà Nghêu và nhà Hến.
b) Nhà bạn …….. ở chính giữa quãng đường từ nhà Nghêu đến nhà Hến.
Lời giải
Quan sát tranh ta thấy:
a) Nhà các bạn Sò và Ốc ở giữa nhà Nghêu và nhà Hến.
b) Nhà bạn Sò ở chính giữa quãng đường từ nhà Nghêu đến nhà Hến (vì quãng đường từ nhà bạn Nghêu đến nhà bạn Sò bằng quãng đường từ nhà bạn Sò đến nhà bạn Hến và bằng 5 ô vuông).
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 45, 46 Bài 16 Tiết 2
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 45 Bài 1: Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng AC.
Lời giải
+ Đoạn thẳng AB dài 4 cm.
Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nằm chính giữa đoạn thẳng AB và chia đoạn thẳng AB thành 2 phần bằng nhau.
Ta có: 4 : 2 = 2 (cm)
Vậy trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm D ở vị trí 2 cm.
+ Tương tự, đoạn thẳng AC dài 10 cm.
Ta có: 10 : 2 = 5 (cm)
Vậy trung điểm của đoạn thẳng AC là điểm E ở vị trí 5 cm.
Ta có hình vẽ:
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 45 Bài 2:Trong hình vẽ bên, hãy:
a) Vẽ đoạn thẳng MP và vẽ trung điểm A của đoạn thẳng MP.
b) Vẽ đoạn thẳng AN và vẽ trung điểm B của đoạn thẳng AN.
Lời giải
a) Nối hai điểm M và P. Ta thấy đoạn MP bằng 4 ô vuông.
Trung điểm A của đoạn thẳng MP là điểm nằm chính giữa đoạn thẳng MP và chia đoạn thẳng MP thành 2 phần bằng nhau.
Ta có: 4 : 2 = 2 (ô vuông)
Vậy trung điểm của đoạn thẳng MP là điểm A đều cách hai điểm M và P một khoảng bằng 2 ô vuông.
b) Nối hai điểm A và N. Ta thấy đoạn AN bằng 4 ô vuông.
Trung điểm B của đoạn thẳng AN là điểm nằm chính giữa đoạn thẳng AN và chia đoạn thẳng AN thành 2 phần bằng nhau.
Ta có: 4 : 2 = 2 (ô vuông)
Vậy trung điểm của đoạn thẳng AN là điểm B đều cách hai điểm A và N một khoảng bằng 2 ô vuông.
Ta vẽ như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 46 Bài 3: Số?
Một cây cầu có 11 tảng đá. Chú chuột túi đang ở tảng đá ghi số 1 (như hình vẽ). Mỗi lần nhảy, chuột túi sẽ nhảy từ một tảng đá sang tảng đá ghi số liền sau nó. Vậy:
Chuột túi cần nhảy thêm lần để đến được tảng đá chính giữa của cây cầu.
Lời giải
Có 11 tảng đá. Tảng đá chính giữa là tảng đá số 5 (có 5 tảng đá trước số 5 và có 5 tảng đá sau số 5).
Chuột túi đang ở tảng đá ghi số 1.
Vậy chuột túi cần nhảy thêm 4 lần nữa (2, 3, 4, 5) để đến được tảng đá chính giữa của cây cầu.
Ta điền vào như sau:
Chuột túi cần nhảy thêm lần để đến được tảng đá chính giữa của cây cầu.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 46 Bài 4: Nam có một đoạn dây dài 20 cm. Bạn ấy muốn cắt một đoạn dây dài 5 cm từ đoạn dây ban đầu mà không cần dùng thước có vạch chia xăng – ti – mét. Em hãy giúp Nam tìm một cách làm.
Cách làm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Lời giải
- Gập sợi dây làm đôi sao cho hai đầu đoạn dây trùng với nhau.
Từ đó ta xác định được trung điểm của sợi dây ban đầu.
- Cắt đoạn dây ở vị trí trung điểm ta được hai đoạn dây dài 10 cm.
- Tiếp tục lấy đoạn dây dài 10 cm gập làm đôi sao cho hai đầu dây trùng với nhau để xác định trung điểm của sợi dây.
- Cắt đoạn dây ở vị trí trung điểm ta được 2 đoạn dây dài 5 cm.
Bài giảng Toán lớp 3 trang 50, 51 Bài 13: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải VBT Toán lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
Bài 17: Hình tròn. Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn
Bài 18: Góc vuông, góc không vuông
Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông
trần ngọc diệp trần
2022-10-24 02:39:31